Bài 15: Bảo vệ di sản văn hóa
Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc ta trên các lĩnh vực. Vì vậy, chúng ta cần phải biết giữ gìn và bảo vệ các di sản đó. Bảo vệ như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Quan sát ảnh
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại những bức ảnh trên.
- Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn (là công trình kiến trúc thời phong kiến, là di tích lịch sử văn hóa)
- Ảnh 2: Bến nhà Rồng (là di tích lịch sử - văn hóa)
- Ảnh 3: Vịnh Hạ Long (là danh lam thắng cảnh)
b) Em hãy nêu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản văn hóa ở địa phương, ở nước ta và trên thế giới.
Danh lam thắng cảnh:
- Vịnh Hạ Long
- Ngũ Hoành Sơn, Sầm Sơn
- Động Phong Nha – Kẻ bàng
Di sản văn hóa:
- Phố cổ Hội An
- Cố đô Huế
- Văn miếu Quốc Tử Gíam
- Hỏa lò Côn Đảo…
c) Việt Nam đã có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế giới?
Việt Nam có những di sản văn hóa được UNESCO công nhận là:
- Cố đô Huế
- Phố cổ Hội An
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Vịnh Hạ Long
- Động Phong Nha
- Nhã Nhạc cung đình Huế
- Cồng chiêng Tây Nguyên….
d) Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa?
- Bởi những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc , thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
e) Chúng ta cần làm gì để bảo vệ , giữ gìn những di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?
- Không đập phá các di sản văn hóa
- Không lấy cắp cổ vật về nhà
- Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh
- Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa.
f) Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?
- Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Nội dung bài học
* Khái niệm:
- Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được luuw giữ bằng trí nhớ, chữ viết…
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
* Phân loại di sản văn hóa
- Di sản văn hóa phi vật thể
- Di sản văn hóa vật thể
- Di tích lịch sử văn hóa
- Danh lam thắng cảnh
* Ý nghĩa:
- Nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong cuông cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quôc.
- Phát huy sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá hoại di sản văn hoá ?
(1) Đập phá các di sản văn hoá ;
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp ;
(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm ;
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà ;
(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép ;
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích ;
(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh ;
(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ;
(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử ;
(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu ;
(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật ;
(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá ;
(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.
Bài tập b: Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.
Em đồng tình với quan điểm nào ? Vì sao ?
Bài tập c: Hãy sưu tầm tranh ảnh, tư liệu có nội dung về di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới để trưng bày tại lớp vào giờ học Giáo dục công dân tuần sau.
Bài tập d: Em hãy tìm hiểu và trình bày tóm tắt về một vài loại di sản văn hoá vật thể hoặc di sản văn hoá phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết.
Bài tập đ: Hãy tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là những hành vi bảo vệ hoặc xâm hại đến di sản văn hoá.
Xem thêm bài viết khác
- Em hãy kể một số việc mà bản thân hay gia đình em đã đến cơ quan nhà nước để giải quyết.
- GDCD 8: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 1)
- Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo?
- Đáp án đề 7 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7
- Đáp án đề 8 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7
- Hãy nêu một vài tình huống mà em có thể gặp đòi hỏi có lòng khoan dung và nêu cách ứng xử của mình.
- Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Dự kiến em sẽ tiếp tục làm gì?
- Đáp án đề 10 kiểm tra học kì 2 môn GDCD 7
- GDCD 7: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 10)
- Hãy ghi lại cảm nghĩ của em về một tấm gương tự tin mà em biết.
- Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam
- Theo em, cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng?