Bài 16 sinh 11: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)

66 lượt xem

Ở động vật chuyên các loại thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nguồn gốc thực vật, ống tiêu hóa có những đặc điểm thích nghi với các loại thức ăn đó. Nội dung bài này chỉ đề cập đến đặc điểm tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.

A. Lý thuyết

V. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt

  • Thức ăn: thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng
  • Cấu tạo ống tiêu hóa:
    • Răng ăn thịt phát triển, phân hóa: răng nanh, răng hàm
    • Dạ dày đơn to
    • Ruột ngắn, manh tràng kém phát triển
  • Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học

2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật

  • Thức ăn: cứng và khó tiêu hóa
  • Cấu tạo ống tiêu hóa:
    • Răng nhai và nghiền phát triển: răng hàm, răng của
    • Dạ dày 1 ngăn hay 4 ngăn
    • Manh tràng rất phát triển, ruột dài
  • Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học, biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 70 - sgk Sinh học 11

Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 70 - sgk Sinh học 11

Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 70 - sgk Sinh học 11

Đánh đấu X vào ô trống cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulozơ

Trong ống tiêu hóa cùa động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật:

□ a. không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co bóp mạnh của dạ dày.

□ b. được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.

□ c. được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.

□ d. được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm sinh học 11 bài 16: Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội