Bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần, việc mua quan bán tước diễn ra phổ biến. Quan lại, hào cường kéo bè kéo cánh ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân thậm tệ. Cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực, nỗi bất bình oán hận của các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao khiến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ trong đó có cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về khởi nghĩa nông dân Tây Sơn qua bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
1. Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII
- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
- Việc mua bán chức tước phổ biến.
- Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa đọa.
- Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.
- Nông dân bị chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế.
Khởi nghĩa Chàng Lía:
- Căn cứ: Truông Mây (Bình Định)
- Lấy của người giầu chia cho người nghèo.
- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.
2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
- Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ.
- Mùa xuân1771, ba anh em Tây sơn lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.
- Nghĩa quân được đồng bào thiểu số ủng hộ lương thực, voi ngựa.
- Đánh xuống Tây Sơn hạ đạo. Lập căn cứ ở Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng.
- Lấy của người giầu chia cho người nghèo.
- Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu hỏi: Trang 120 – sgk lịch sử 7
Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì nông dân và các tầng lớp khác?
Câu 1: Trang 122 - sgk lịch sử 7
Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII?
Câu 2: Trang 122 – sgk lịch sử 7
Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
=> Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
Xem thêm bài viết khác
- Bài 30: Tổng kết
- Em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy triều đình trung ương từ thời Tiền Lê?
- Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?
- Hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Giải bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa
- Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến ở Châu Âu?
- Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút
- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở những mặt nào?
- Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
- Em có nhận xét gì về quân đội thời Trần?