Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập
Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp. Ngô Quyền chính thức lên ngôi và lập nên nhà nước mới. Để nắm rõ hơn về vấn đề này, KhoaHoc mời các bạn đến với bài học "nước ta buổi đầu độc lập" ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, chọn Cổ Loa làm kinh đô.
- Xây dựng chính quyền :
- Trung ương : Vua đứng đầu quyết định mọi việc; đặt các chức quan văn, võ, quy định lễ nghi, sắc phục của quan lại các cấp.
- Ở địa phương: cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng (Đinh Công Trứ - Thứ sử châu Hoan, Kiều Công Hãn - Thứ sử châu Phong...).
2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô
- Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944) : Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi. Năm 950, Ngô Xương Văn dẹp được Dương Tam Kha, nhưng cuộc tranh chấp giữa các thế lực, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn, 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.
- Sơ đồ
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
a. Hoàn cảnh:
- Loạn 12 sứ quân => dất nước bị chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống đang có âm mưu xâm lược nước ta.
=> Yêu cầu thống nhất đất nước.
b. Quá trình thống nhất đất nước
- Vai trò Đinh Bộ Lĩnh: liên kết, chiêu dụ, tiến đánh các sứ quân.
- Kết quả: Năm 967 thống nhất đất nước.
- Ý nghĩa: Lập lại hoà bình trong cả nước, tạo điều kiện xây dựng đất nước vững mạnh chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Ngô Quyền?
Câu 2: Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
Câu 3: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC
Câu 2: Tại sao lại xảy ra “loạn 12 sứ quân”?
Câu 3: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh với nước ta trong buổi đầu độc lập?
Câu 1: Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?
Xem thêm bài viết khác
- Việc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào ? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong "Đại Việt sử kí toàn thư"?
- Bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XIX – Văn học, nghệ thuật
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?
- Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa?
- Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của nhà Đường?
- Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?
- Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp của nước Đại Việt?
- Bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn Tình hình chính trị kinh tế
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?
- Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ?
- Sinh hoạt văn hóa thời Trần được thể hiện như thế nào?
- Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở Châu Âu