Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình GDCD lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhà triết học Ta-lét cho rằng: “Nước là bản nguyên của mọi cái đang tổn tại” thể hiện thế giới quan nào dưới đây
- A. Duy tâm.
- B. Khoa học.
- C. Duy vật.
- D. Nhị nguyên.
Câu 2: Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” thuộc phương pháp luận nào dưới đây?
- A. Siêu hình.
- B. Dạy học.
- C. Biện chứng.
- D. Nghiên cứu khoa học.
Câu 3: Quan điểm cho rằng: Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên được gọi là thế giới quan:
- A. duy tâm.
- B. duy vật
- C.thân thoại
- D. tôn giáo.
Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây không hàm chứa yếu tô biện chứng?
- A.Tre già măng mọc
- B.Qua cầu rút ván.
- C. Rút dây động rừng.
- D. Nước chảy đá mòn.
Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây có hàm chứa yếu tố biện chứng?
- A. Qua câu rút ván.
- B. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
- C. Đánh bùn sang ao.
- D. Tre già măng mọc.
Câu 6: Sự phát triển và sinh trưởng của các loài sinh vật trong thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của bộ môn khoa học nào dưới đây?
- A. Toán học.
- B. Sinh học.
- C. Hóa học.
- D. Xã hội học.
Câu 7: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học?
- A. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới.
- B. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới.
- C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- D. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 8: Đề phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào vần đề nào dưới đây?
- A. Thế giới vật chất do ai sáng tạo ra.
- B. Vấn đề coi trọng yếu tố vật chất hay yếu tố tinh thần.
- C. Vân đề con người có thể nhận thức được thế giới hay không.
- D. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.
Câu 9: Trong Triết học duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
- A. mâu thuẫn nhau.
- B. đối lập nhau.
- C. thông nhất hữu cơ với nhau.
- D. tồn tại bên cạnh nhau.
Câu 10: Sự phát triển của loài người là đối tượng nghiên cứu của:
- A. Môn Xã hội học.
- B. Môn Lịch sử.
- C. Môn Chính trị học.
- D. Môn Sinh học.
Câu 11: Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:
- A. Lí luận Mác – Lênin.
- B. Triết học.
- C. Chính trị học.
- D. Xã hội học.
Câu 12: Nhà triết học Đê-mô-crít cho rằng: “Nguyên tử (hạt vật chất không thể phân chia được) và chân không là hai nhân tố tạo nên mọi vật” thể hiện thế giới quan nào dưới đây?
- A. Duy tâm.
- B. Duy vật.
- C. Khoa học.
- D. Nhị nguyên
Câu 13: Câu nói nào dưới đây thể hiện yếu tố siêu hình?
- A. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- B. Có thực mới vực được đạo
- C. Nhìn mặt mà bắt hình dong
- D. Có bột mới gột nên hồ
Câu 14: Quan niệm: “Tồn tại là cái được cảm giác” của G.Béc-cơ-li thể hiện:
- A. Thế giới quan duy tâm
- B. Thế giới quan duy vật
- C. Thế giới quan khoa học
- D. Thế giới quan tôn giáo
Câu 15: Nội dung dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?
- A. Thế giới tồn tại khách quan.
- B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
- C. Giới tự nhiên là cái sẵn có.
- D. Kim loại có tính dẫn điện.
Câu 16: Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin là:
- A. Những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.
- B. Những vấn đề quan trọng của thế giới đương đại.
- C. Những vấn đề cần thiết của xã hội.
- D. Những vấn đề khoa học xã hội
Câu 17: Quan điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của thế giới quan duy tâm?
- A Chữa bệnh bằng bùa phép
- B. Mời thầy cúng về đuổi ma
- C. Tin một cách mù quáng vào bói toán
- D. Chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ
Câu 18: Câu nói: “Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” của nhà triết học nào sau đây?
- A. Đêmôcrít
- B. Hê-ra-clít
- C. T. Hốp-xơ
- D. G.Béc-cơ-li
Câu 19: Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học?
- A. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
- B. Sự phân chia, phân giải của các chất hóa học.
- C. Sự phân tách các chất hóa học.
- D. Sự hóa hợp các chất hóa học.
Câu 20: Câu nói: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” của nhà triết học nào dưới đây?
- A. Hê-xa clít,
- B. Đêmôcrít.
- C. T.Hốp-xơ.
- D. Khổng Tử
=> Kiến thức Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P3) Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 15: Công dân với các vấn đề cấp thiết của nhân loại (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 16: Tự hoàn thiện bản thân (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm GDCD 10 bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (P3)