Giải bài 23: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 Khoa học xã hội 9 bài 23
Giải Khoa học xã hội 9 bài 23
- A. Hoạt động khởi động
- B. Hoạt động hình thành kiến thức
- I. Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của cách mạng (từ ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946)
- II. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)
- III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương
- IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) chống Pháp
- C. Hoạt động luyện tập
- D. Hoạt động ứng dụng
Giải bài 23: Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 - Sách VNEN khoa học xã hội lớp 9 tập 2 trang 66 được KhoaHoc tổng hợp kiến thức cũng như giải đáp các câu hỏi, nội dung trong bài học, mời các bạn cùng tham khảo.
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám và cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả của cách mạng (từ ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946)
1. Tìm hiểu về tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:
- Cho biết tại sao sau Cách mạng tháng Tám, nước ta đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
- Vẽ sơ đồ tư duy về những thuận lợi và khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng tám
2. Tìm hiểu về bước đầu xây dựng, củng cố chế độ mới và cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Bước đầu xây dựng và củng cố chế độ mới
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:
- Cho biết Đảng, Chính phủ đã thực hiện những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chế độ mới sau cách mạng tháng Tám 1945. Biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Lập bảng thống kê (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) các biện pháp giải quyết khó khăn của Chính phủ trong giai đoạn này
1. Những biện pháp của Đảng, Chính phủ để xây dựng và củng cố chế độ mới sau cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lần đầu tiên được tổ chức trong cả nước. Kết quả: gần 90% cử tri cả nước đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu vào cơ quan quyền lực nhất nhà nước.
- Sau bầu cử Quốc hội, khắp các địa phương từ tỉnh đến xã từ Trung Bộ đến Bắc Bộ đều tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- Ủy ban hành chính các cấp được thành lập thay cho các Ủy ban của nhân dân.
=> Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân bước đầu được củng cố kiện toàn.
Những biện pháp trên thì biện pháp tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội là biện pháp quan trọng nhất. Thông qua bầu cử nhân dân bầu ra được những đại biểu ưu tú nhất trong bộ máy nhà nước trung ương, có thể giúp nhân dân giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt và đưa đất nước đi lên.
2. Sơ đồ tư duy các biện pháp giải quyết khó khăn của chính phủ trong giai đoạn đầu:
b. Cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng
Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy cho biết:
- Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã làm gì để chống ngoại xâm, nội phản
- Giải thích vì sao lúc đầu, ta chủ trương đánh Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc
- Lý do khiến Đảng và chính phủ ta kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 là gì? Trình bày nội dung và ý nghĩa của hiệp định Sơ bộ?
1. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, để chống ngoại xâm, nội phản, Đảng ta đã:
- Thứ nhất, củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, luyện tập quân sự, chuẩn bị vũ khí.
- Thứ hai, tăng cường đoàn kết lực lượng.
2. Lúc đầu, ta chủ trương đánh Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc vì: Với sự giúp đỡ của Anh, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Quân và dân Sài Gòn, Chợ Lớn đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược băng mọi hình thức. Do đó, Chính phủ và Hồ Chí Minh phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến, đồng thời tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu của Pháp muốn mở rộng chiến tranh trong cả nước.
Trong khi đó, ở miền Bắc, quân và dân ta còn phải đối phó với âm mưu và hành động chống phá của 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc.
Trước tình thế này, buộc ta chỉ có thể tập trung vào một mục tiêu, do đó, tại cuộc họp Quốc hội đầu tiên, chúng ta đã đồng ý nhường cho chúng 70 ghế quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng, nhân nhượng cho chúng về một số quyền lợi kinh tế để chúng trì hoãn việc phá nước ta ở miền Bắc. Như vậy, chúng ta mới có thể chống thực dân Pháp ở miền Nam.
Nhưng tình hình thay đổi, nhằm thực hiện âm mưu thôn tính cả nước, thực dân Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc hiệp ước Hoa - Pháp (năm 1946). Theo hiệp ước này, quân Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại mộ số quyền lợi trên đất Trung Quốc và được vận chuyển hàng hoá qua cảng Hải Phòng vào Hoa Nam không phải đóng thuế. Ngược lại, Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay thế quân Trung Hoa Dân Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
Trước tình hình này, ta đành phải chủ động đàm phán với Pháp, tạm hoà hoãn với chúng để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc về nước và tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng để bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này.
3. Lý do khiến Đảng và chính phủ ta kí hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước 14/9/1946 là:
- Lý do kí hiệp định sơ bộ là: Pháp kí hiệp ước Hoa - Pháp, theo đó quân Trung Quốc sẽ rút quân về nước, Pháp đưa quân ra miền Bắc. Do đó, chúng ta phải kí hiệp định sơ bộ (6/3/1946) để hoà hoãn với Pháp và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
- Lí do kí hiệp định Tạm ước là: Sau khi kí hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Trước tình hình đó, ta tiếp tục kí bản Tạm ước (14/9/1946) tiếp tục nhượng bộ quyền lợi cho Pháp để có thời gian củng cố và chuẩn bị lực lượng.
II. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954)
1. Tìm hiểu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ
Đọc thông tin và cho biết: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn cảnh nào? Nêu nội dung lời kêu gọi đó?
2. Tìm hiểu đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng
Đọc thông tin, hãy cho biết đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta là gì?
3. Tìm hiểu cuộc chiến đấu 60 ngày đêm ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình ảnh hãy:
Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội trong 60 ngày đêm (từ ngày 19/ 12/1946 đến ngày 17/2/1947) của trung đoàn thủ đô và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.
Diễn biến chính:
- Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở Bạch Mai, cầu Long Biên, Hàng Bông, Hàng Da...
- Đêm 17/2/1947, Trung đoàn Thủ Đô thực hiện rút quân khỏi vòng vây của địch, ra căn cứ an toàn.
- Tại thành phố Huế, Đà Năng, Nam Định....quân dân ta chủ động tiến cong, loại khỏi vòng chiến đấu một số lực lượng của địch, bao vây, giam chân chúng trong suốt 2, ba tháng chiến đấu.
- Tại thành phố Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến, quân dân ta đã buộc địch phải đầu hàng.
Ý nghĩa của cuộc chiến đấu:
Cuộc chiến đấu đã làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố, chặn đứng kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh”, tạo điều kiện cho cả nước bước vào cuộc kháng chiến lâu dài
4. Tìm hiểu chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Nêu âm mưu và hành động của Pháp khi tấn công lên Căn cứ địa Việt Bắc.
- Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
- Trình bày trên lược đồ các hướng tấn công của Pháp và cuộc chiến đấu của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
Âm mưu và hành động của Pháp khi tấn công lên Căn cứ địa Việt Bắc
- Âm mưu: Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta, nhanh chóng giành thắng lợi quân sự, lập chính phủ bù nhìn và kết thúc nhanh chiến tranh.
- Hành động:
- Ngày 7-10-1947, Pháp huy đông 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc .
- Ngày 7 / 10 / 1947, Pháp cho 1 bộ phận quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới
- Cùng ngày cho lực lượng bộ binh theo đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng xuống Bắc Kạn, bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc.
- Ngày 9 / 10 / 1947, thuỷ quân theo đường sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa bao vây Việt Bắc từ phía Tây.
- Chủ trương của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947:
- Đảng ra chỉ thị: "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp".
- Trên các mặt trận ở Việt Bắc, quân dân ta anh dũng chiến đấu, đẩy lùi các hướng đi của địch.
- Ở các mặt trận khác, quân dân ta đã kiềm chế, không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính.
6. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình, hãy nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng.
7. Tìm hiểu chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ
a. Chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954
Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Trình bày nội dung kế hoạch Na - va?
- Trình bày cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954 trên lược đồ.
- Cho biết vì sao cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 của ta đã bước đầu phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ.
b. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Đọc thông tin, kết hợp quan sát kênh hình, hãy:
- Giới thiệu về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Pháp. Lí giải vì sao Pháp - Mĩ coi Điện Biên Phủ là "pháo đài bất khả xâm phạm".
- Nêu suy nghĩ của em khi quan sát hình 34, 35
- Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ
III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương
Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Nêu nội dung chính và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương
- So sánh và nhận xét quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954).
- Nêu những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ
IV. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) chống Pháp
1. Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến
Đọc thông tin, hãy cho biết vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) giành thắng lợi.
2. Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến
Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy cho biết: Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt Nam và ảnh hưởng như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới. Ý nghĩa nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi có ý nghĩa:
- Đối với Việt Nam: Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ của thực dân Pháp. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Đối với cách mạng Thế giới: Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Theo em, ý nghĩa quan trọng nhất đó là cuộc kháng chiến đã giúp miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạp cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc bởi vì đó là ý nghĩa to lớn thúc đẩy tinh thần chiến đấu cho nhân dân ta, mong ước độc lập đất nước đã hoàn thành được một nửa và chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng về sự lãnh đạo của Đảng và sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân sẽ giúp đất nước ta giành độc lập một ngày không xa.
C. Hoạt động luyện tập
1. Hoàn thành bảng theo yêu cầu sau (vào vở) về những biện pháp giải quyết khó khăn của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà sau ngày 2/9/1945
Những khó khăn | Biện pháp giải quyết | Kết quả |
Chính quyền non trẻ | ||
Giặc đói | Trước mắt: | |
Lâu dài: | ||
Giặc đốt | Trước mắt: | |
Lâu dài: | ||
Tài chính | Trước mắt: | |
Lâu dài: | ||
Giặc ngoại xâm, nội phản | Trước ngày 6/3/1946 | |
Sau ngày 6/3/1946 |
2. Ghép nối mốc thời gian với sự kiện sao cho phù hợp
Bài làm
3. Lập bảng thống kê chiến thắng quân sự của nước ta từng bước đánh bại thực dân Pháp 1946 - 1954 theo các nội dung: thời gian,, chiếu thắng tiêu biểu, ý nghĩa
D. Hoạt động ứng dụng
1. Qua những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng, Chính Phủ ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, em thấy yếu tố nào là quan trọng nhất giúp đất nước thoát khỏi khó khăn? Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, chúng ta có thể học tập được điều gì?
Bài làm:
Theo em, trong những biện pháp giải quyết khó khăn của Đảng, Chính Phủ ta sau Cách mạng tháng Tám 1945, em thấy yếu xây dựng và kiện toàn bộ máy chính quyền nhà nước là quan trọng nhất.
Bởi chính nhờ bộ máy nhà nước mà nhân dân bầu đã đưa ta những chính sách nhằm giúp nhân dân từng bước vượt qua khó khăn, nạn mù chữ cũng được đẩy lùi, tài chính đất nước ngày càng bình ổn...
2. Từ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), có thể rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Bài làm:
Bài học rút ra:
- Muốn đất nước phát triển đồng bộ, các tầng lớp nhân dân phải đoàn kết, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
- Đảng và Nhà nước là cơ quan đầu não, phải có những chính sách, bước đi đúng đắn nhằm mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và cho đất nước
- Bên cạnh khai thác những tiềm năng trong nước, ta phải biết tận dụng sự giúp đỡ, đầu tư của nước ngoài vào, tuy nhiên phải chú trọng đến việc phát triển kinh tế đồng hành với bảo vệ môi trường.
Xem thêm bài viết khác
- Lập bảng thống kê chiến thắng quân sự của nước ta từng bước đánh bại thực dân Pháp 1946 - 1954
- KHXH 9 bài 23 - Hoạt động luyện tập
- KHXH 9 bài 23 - Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương
- Trình bày nội dung kế hoạch Na - va?
- KHXH 9 bài 23 - Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
- KHXH 9 bài 23 - Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên?
- Vì sao hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau? Từ thời điểm này, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng mỗi miền là gì?
- Kể tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện có công suất trên 1000MW ở nước ta? Cho biết đặc điểm chung của phân bố các nhà máy điện?
- Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng Cu Ba (1953 - 1959)?
- Cho biết tại sao Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt "chiến tranh lạnh"? Nêu các xu thế phát triển của thế giới sau "Chiến tranh lạnh"
- Trao đổi với người thân để tìm hiểu các điều kiện phát triển công nghiệp hoặc tiểu công nghiệp ở địa phương em hay một địa phương nào đó em biết?