KHXH 9 bài 23 - Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương Khoa học xã hội 9 bài 23

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Giải Khoa học xã hội 9 bài 23

KhoaHoc mời các bạn cùng tìm hiểu kiến thức và câu trả lời chi tiết cho câu hỏi phần Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương trong chương trình học môn Khoa học xã hội lớp 9 bài 23.

III. Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương

Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

  1. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương
  2. So sánh và nhận xét quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954).
  3. Nêu những hạn chế của Hiệp định Giơ-ne-vơ

Bài làm:

1. Nội dung chính và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương:

  • Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia; không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
  • Các bên tham chiến ngừng bắn , lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
  • Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai vùng: lấy vĩ tuyến 17 ( dọc theo sông Bến Hải – Quảng Trị ) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
  • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương, không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia liên minh quân sự và không để cho nước khác dùng lãnh thổ vào việc gây chiến tranh hoặc xâm lược.
  • Việt Nam sẽ tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước vào tháng 07/1956 dưới sự kiểm soát của một Ủy ban quốc tế do Ấn Độ làm Chủ tịch.
  • Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ:

  • Hiệp định giơ -ne-vơ cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
  • Hiệp định là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các nước tham dưh hội nghị cam kết tôn trọng.
  • Với hiệp định giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước; Mỹ thất bại trong âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương; miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

2. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954):

Quyền dân tộc trong Hiệp định sơ bộ (6/3/1946): Trong hiệp định Sơ bộ chính phủ Pháp công nhận VN Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do , có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương, thuộc khối Liên hiệp Pháp.

=> Như vậy hiệp định này mới chỉ công nhận tính thống nhất (là 1 quốc gia tự do), nhưng vẫn chưa công nhận nền độc lập của VN, mà còn bị ràng buộc với nước Pháp.

Quyền dân tộc trong Hiệp định Giơ-ne-vơ: Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã buộc các nước phải công nhận các nước tham dự hội nghị phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.

Nếu như Hiệp định Sơ bộ 1946 Pháp mới chỉ công nhận VN là 1 quốc gia tự do thì đến Hiệp định Giơnevơ 1954 lần đầu tiên một hiệp định quốc tế với sự tham gia của các nước lớn, phải công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam như: cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương và nhân dân Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, được tổ chức vào tháng 7/1956.

3. Những hạn chế của hiệp định Giơ-ne-vơ:

  • Miền Nam chưa được giải phóng, đất nước chưa được thống nhất.
  • Ở Lào mới chỉ được 2 tỉnh giải phóng, còn campuchia chưa có vùng giải phóng nên lực lượng cách mạng phải giải thể.
  • Mĩ ko chịu ràng buộc về mặt pháp lý, mà chỉ ra tuyên bố riêng tôn trọng hoạt động.