Giải bài 54 vật lí 9: Sự trộn các ánh sáng màu
Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau ? Để trả lời câu hỏi này, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài Sự trộn các ánh sáng màu thuộc chương trình SGK vật lí 9. Hi vọng, với cách hướng dẫn giải chi tiết các bài tập thì đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. LÝ THUYẾT
- Ta có thể trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau nếu chiếu các chùm sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng. Màu của ảnh ở chỗ đó sẽ là màu mà ta thu được khi trộn các chùm sáng màu nói trên với nhau. Cũng có thế trộn hai hay nhiều chùm sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Khi đó trên màng lưới của mắt sẽ có màu mà ta trộn được.
- Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
- Khi trộn ba chùm sáng màu đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp ta được ánh sáng trắng.
- Trộn các ánh sáng có màu đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 143 Sgk Vật lí lớp 9
Thí nghiệm 1
Chắn hai cửa sổ bằng hai tấm lọc màu bất kì, lấy trong bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục và lam. Chắn cửa sổ còn lại bằng tấm chắn sáng. Đặt màn ảnh vào chỗ hai chùm sáng màu giao nhau và nhận xét về màu mà ta thu được trên màn ảnh
+ Em đã trộn hai ánh sáng màu nào với nhau ? Kết quả, em đã thu được ánh sáng màu nào ?
+ Có khi nào em thu được "ánh sáng màu đen" sau khi trộn không ?
Trang 143 Sgk Vật lí lớp 9
Thí nghiệm 2
Chắn ba cửa sổ bằng ba tấm lọc màu đỏ, lục và lam. Tìm chỗ ba chùm sáng màu đó gặp nhau và nhận xét về màu mà ta thu được ở chỗ đó.
Tại chỗ ba chùm sáng nói trên gặp nhau, em thu được ánh sáng màu gì ?
Hướng dẫn giải bài tập cuối bài
Câu 3: Trang 143 Sgk Vật lí lớp 9
Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Làm thêm một trục quay cho vòng tròn như một con quay. Cho vòng tròn quay tít dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là một thí nghiệm trộn các ánh sáng màu với nhau được không ?
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 5 bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu sgk Vật lí 9 trang 145
- Việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng được thực hiện như thế nào ? Việc truyền tải đó có gì thuận lợi hơn việc vận chuyển than đá, dầu lửa, khí đốt. sgk Vật lí 9 trang 160
- Hãy so sánh A với Q và nêu nhận xét, lưu ý rằng có một phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh.
- Hãy chỉ ra năng lượng của gió đã được biến đổi lần lượt qua các bộ phận của máy như thế nào để cuối cùng thành điện năng sgk Vật lí 9 trang 162
- Giải bài 61 vật lí 9: Sản xuất điện năng Nhiệt điện và thủy điện
- Hướng dẫn giải câu 2 bài 5: Đoạn mạch song song
- Mắt cận không nhìn rõ những vật ở xa hay gần mắt ? Điểm cực viễn Cv của mắt cận ở xa hay gần mắt hơn bình thường ? sgk Vật lí 9 trang 131
- Đối chiếu kết quả của thí nghiệm trên với việc khảo sát số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây, hãy chọn từ thích hợp cho các ô trống của bảng 1 sgk Vật lí 9 trang 88
- Rút ra nhận xét về màu của các vật màu đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu chúng bằng ánh sáng đỏ. sgk Vật lí lớp 9
- Hãy tính điện năng A của dòng điện chạy qua dây điện trở trong thời gian trên.
- Hãy chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện này và nêu lên chỗ giống nhau, khác nhau của chúng sgk Vật lí 9 trang 93
- Giải bài 52 vật lí 9: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu