Giải bài 9C: Bức tranh mùa thu
Giải bài 9C: Bức tranh mùa thu - Sách VNEN tiếng Việt lớp 5 trang 99. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
I. Hoạt động thực hành
1. Chơi trò chơi: Thi nói nhanh với các từ chỉ sự vật có trong thiên nhiên hoặc từ chỉ đặc điểm của sự vật trong thiên nhiên
Trả lời:
Chúng ta có thể tham khảo một số từ ngữ để chơi như sau: trời - trong xanh, mây - bồng bềnh, nước - trong vắt, cỏ - xanh rờn, hoa - rực rỡ, cánh đồng - xanh ngắt, mây - trắng xóa, mặt trời - đỏ chót, đám mây - đen sì, bầu trời - xám xịt, thác - trắng xóa, sông - dài dằng dặc, suối - uốn cong, biển - xanh rì, đất - màu mỡ, bầu trời - cao vút, ánh nắng - vàng hoe,....
2. Đọc mẩu chuyện sau: Bầu trời mùa thu (trang 99 sgk)
Các em học sinh tự đọc và nghiên cứu bài học để trả lời câu hỏi
3. Thảo luận. trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trong câu chuyện trên, có những từ ngữ nào tả bầu trời?
Trả lời:
Những từ ngữ tả bầu trời trong câu chuyện trên là: xanh như mặt nước, xanh biếc, dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, ghé sát mặt đất, cúi xuống
Câu 2: Trong câu chuyện, biện pháp nhân hóa được sử dụng qua những từ ngữ nào?
Trả lời:
Trong câu chuyện, biện pháp nhân hóa được sử dụng qua những từ ngữ: dịu dàng, buồn bã, trầm ngâm, nhớ, ghé sát, cúi xuống lắng nghe.
4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Em muốn tả cảnh đẹp gì?
- Cảnh đó có những gì?
- Hình dáng, màu sắc của mỗi sự vật ở đó có gì đẹp?
Trả lời:
Buổi sớm, khi bình minh chưa vén hẳn tấm màn sương mờ ảo thì biển đã thầm thì chờ sưởi nắng ấm. Gió dệt trên mặt biển từng lọn sóng lăn tăn. Mặt trời dậy muộn hơn thường khi. Biển nhún nhảy nhiều hơn như để phô trương những trang sức lấp lánh trên đầu ngọn sóng. Tiếng sóng vỗ bờ vang động không gian, phá tan không khí tĩnh lặng của buổi sớm mai.
5. Đọc mẩu chuyện sau: Ai cần nhất đối với cây xanh? (trang 100 sgk)
6. Dựa vào ý kiến của các nhân vật ở trên, em hãy nêu ý kiến của mình để tranh luận cùng các bạn: Đất, Nước, Không Khí hay Anh Sáng cần cho cây xanh hơn? Vì sao?
Trả lời:
- Đất: Đất có vai trò rất quan trọng đối với cây xanh, đó là môi trường sống của đa số các loại cây có mặt trên bề mặt Trái Đất này. Cây sống nhờ đất, đất cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng thì cây mới có thể lớn. Một ví dụ đơn giản thôi, một cái cây đang sống bình thường, sau một trận mua cây bị quật ngã, rễ cây nổi lên mặt đất, chẳng lâu sau cây đó sẽ chết. Vì vậy, đất rất quan trọng với cây.
- Nước: Vô cùng quan trọng với cây xanh, nó có vai trò quan trọng với cây như máu ở trong cơ thể con người. Có những cây chỉ cần sống trong nước, nếu không có tôi thì cây sễ héo rụi và dần chết đi.
- Không khí: Không khí rất quan trọng với cây xanh. Nếu cây có đất, nước, ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây xanh sẽ không thể sống được. Nó cũng như con người có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể nhịn thở. Nếu một ngày nào đó, trên trái đất không còn không khí sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ tàn lụi và chết.
- Ánh sáng: Ánh sáng rất cần thiết cho cây xanh, nếu không có ánh sáng cây sẽ không còn màu xanh. Bạn hãy tưởng tượng xem, lúc đó, cây làm sao có chất diệp lục và có được màu xanh tươi mát.
7. Đọc bài ca dao sau và trả lời: Đèn hay trăng quan trọng hơn? Vì sao?
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng, hỡi đèn?
Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn
Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây
Trả lời:
Đọc bài ca dao trên ta thấy, cả trăng và đèn đều có tầm quan trọng như nhau. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, cả trăng và đèn sẽ thể hiện được tầm quan trọng của mình:
- Khi gặp gió, đèn sẽ tắt, trong khi đó, trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc.
- Nhưng khi ban đêm trăng bị mây che, mặt đất tối om, không còn thấy ánh sáng trăng đâu cả thì ánh sáng của đèn rất tỏ.
8. Trình bày ý kiến của em sao cho thuyết phục để mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao trên.
Trả lời:
Từ xưa, khi đất nước còn nghèo, chưa biết đền ánh điện thì con người phải dựa vào ánh trăng, ngọn đèn để soi sáng.
Trăng vốn thơ mộng, nên thơ, đẹp đẽ nên luôn là để tài để của những vần thơ câu hát. Trăng như người bạn thân của lũ trẻ trong những đêm trăng rằm, trăng là người bạn theo bác nông dân ra đồng gặt lúa,...Ớ tận trời cao, trăng toả ánh sáng dịu dàng khắp mặt đất. Thử hỏi có đèn nào soi sáng đến thế?
Đã như thế, chúng ta còn cần đèn làm gi nữa? Thật ra tuy trăng sáng thật nhưng trăng lúc có lúc không, khi mờ khi tỏ. Gặp hôm trời đầy mây thì dù trăng có tròn mấy cũng vẫn bị che khuất.
Lúc đó, đèn sẽ sáng hơn tất cả, đèn soi sáng cho ta làm việc, đèn giúp ta nhìn rõ mọi vật hơn trong đêm tối hơn trăng. Nhưng đèn chỉ để thắp trong nhà, đèn không thể soi sáng cả bầu trời như trăng, bởi đèn luôn phải dập tắt bởi những làn gió.
Thế đấy, khi có gió trăng sáng hơn đèn, khi có mây đèn lại sáng hơn trăng. Vì thế không thể nói giữa trăng và đèn ai hơn ai và cũng không thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Cả đèn và trăng đều cần thiết, đều hữu ích cho chúng ta.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 trang 99 sách VNEN tiếng việt 5
Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều mà em quan sát được?
Câu 2 trang 99 sách VNEN tiếng việt 5
Nói với người thân vì sao em cho rằng trăng và đèn đều cần thiết đối với cuộc sống của con người?
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- Giải bài 8C: Cảnh vật quê hương
- Giải bài 12A: Hương sắc rừng xanh
- Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- Giải bài 5A: Tình hữu nghị
- Giải bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
- Nói về một trong các bức tranh dưới đây:
- Viết vào vở những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ dưới đây:
- Nối ô có từ đồng âm được in đậm (ở ô chữ bên trái) với nghĩa thích hợp (ở ô chữ bên phải)
- Giải bài 17B: Những bài ca lao động
- Bạn nhỏ trong bài thơ yêu những màu sắc nào? Mỗi màu sắc gợi ra trong trí tưởng tượng của bạn nhỏ những hình ảnh gì?
- Tìm và viết vào bảng nhóm từ đồng nghĩa với các từ in đậm trong bài