Giải sinh 11 bài 13 : Thực hành phát hiện diệp lục và carôtenôit
Trong lá, quả, củ có thành phần nào? Để hiểu rõ hơn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit Sgk Sinh học lớp 11. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
I. Mục tiêu
Học xong, học sinh tiến hành được thí nghiệm phát hiện diệp lục trong lá và carôtenôit trong lá quả và củ.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ
- Cốc thủy tinh có vỏ hoặc chén sứ uống nước chè dung tích 20 - 50 ml.
- Ống đong bằng nhựa hoặc thủy tính 20 - 50 ml, có chia độ.
- Ống đong hoặc ống nghiệm bằng thủy tinh (hoặc nhựa) trong suốt laoij 10 - 15ml.
- Kéo học sinh
2. Hóa chất
- Nước sạch (nước cất, nước máy, nước giếng) trong suốt.
- Cồn 90 - 96 độ
3. Mẫu vật
- Lá xanh tươi (chọn loại lá mềm dễ cắt bằng kéo học sinh như lá rau muống, khoai lang,...)
- Lá già có màu vàng
- Các loại quả có màu vàng hay đỏ như gấc, xoài, quả trứng gà,...
- Các loại củ có màu đỏ hay vàng như củ cà rốt, nghệ....
III. Nội dung và cách tiến hành
1. Thí nghiệm 1: Chiết rút diệp lục
- Cân khoảng 0,2g các mẩu lá dã loại bỏ cuống lá và gân chính hoặc 20 - 30 lát lá cắt mỏng ngang lá tại nơi không có gân chính.
- Dùng kéo cắt ngang lá trành từng lát cắt thật mỏng
- Bỏ các mảnh lá vừa cắt vào cốc đã ghi nhãn với khối lượng tương đương nhau.
- Đong 20ml cồn rót vào cốc thí nghiệm và 20 ml nước sạch vào cốc đối chứng. Nước hay cồn phải ngập mẫu vât thí nghiệm.
- Để các cố chứa mẫu khoảng 20 - 25 phút.
2. Thí nghiệm 2: Chiết rút carôtenôit
- Làm các thao tác chiết rút tương tự như thí nghiệm 1.
- Sau thời gian 20 - 30 phút, cẩn thận nghiêng cốc rót dung dịch có màu vào các ống đong hay ống nghiệm sạch và trong suốt sao cho không có mẫu thí nghiệm nào lẫ vào.
- Quan sát màu sắc trong các ống nghiệm ứng với dịch chiết rút rồi điền kết quả quan sát được vào bảng.
IV. Thu hoạch
Cơ quan của cây | Dung môi chiết rút | Màu sắc dịch chiết | ||
Xanh lục | Đỏ, da cam, vàng, vàng lục | |||
Lá | Xanh tươi | Nước (đối chứng) | Xanh lục (nhạt) | |
Cồn (thí nghiệm) | Xanh lục | |||
Vàng | Nước (đối chứng) | Vàng lục (nhạt) | ||
Cồn (thí nghiệm) | Vàng lục | |||
Quả | Gấc | Nước (đối chứng) | Đỏ cam (nhạt) | |
Cồn (thí nghiệm) | Đỏ cam | |||
Cà chua | Nước (đối chứng) | Đỏ (nhạt) | ||
Cồn (thí nghiệm) | Đỏ | |||
Củ | Cà rốt | Nước (đối chứng) | Da cam (nhạt) | |
Cồn (thí nghiệm) | Da cam | |||
Nghệ | Nước (đối chứng) | Vàng (nhạt) | ||
Cồn (thí nghiệm) | Vàng |
Kết luận:
- Các sắc tố hòa tan tốt trong dung môi hữu cơ (cồn) và hòa tan kém hơn trong nước.
- Mẫu thực vật có màu gì thì sắc tố chiết ra từ mẫu thực vật đó có màu tương đương.
- Lá xanh là cơ quan quang hợp chủ yếu ở cây, nó giúp điều hòa khí hậu, làm xanh, sạch môi trường. Các loại rau, củ là nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin cần thiết cho cơ thể và giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
- Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?
- Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
- Bài 20 sinh 11: Cân bằng nội môi
- Bài 18 sinh 11: Tuần hoàn máu
- Giải sinh 11 bài 21: Thực hành Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- Các tua quấn ở các cây mướp, bầu, bí, ... là kiểu hướng động gì?
- Giải Bài 27 sinh 11: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong
- Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được
- Bài 1 sinh 11: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Giải Bài 28 sinh 11: Điện thế nghỉ