Bài 20 sinh 11: Cân bằng nội môi
Trong quá trình sống, cơ thể không chỉ có sự trao đổi chất với môi trường ngoài mà còn trao đổi chất với môi trường trong cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể vẫn giữ sự ổn định đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu về sự cân bằng nội môi. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Cân bằng nội môi giúp các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
- Các bộ phận tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi:
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
- Bộ phận điều khiển: trung ương thần kinh, tuyến nội tiết
- Bộ phận thực hiện: các cơ quan trong cơ thể
III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
1. Vai trò của thận
- Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.
2. Vai trò của gan
- Gan tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu như glucozo, ....
IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
- pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đệm, phổi và thận.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 90 - sgk Sinh học 11
Cân bằng nội môi là gì?
Câu 2: Trang 90 - sgk Sinh học 11
Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
Câu 3: Trang 90 - sgk Sinh học 11
Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?
Câu 4: Trang 90 - sgk Sinh học 11
Cho biết chức năng của thận trong cân bằng nội môi.
Câu 5: Trang 90 - sgk Sinh học 11
Trình bày vai trò của gan trong điều hòa nồng độ glucôzơ máu.
Câu 6: Trang 90 - sgk Sinh học 11
Hệ đệm phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?
Xem thêm bài viết khác
- Phân biệt sinh trưởng với phát triển
- Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
- Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng
- Giải Bài 30 sinh 11: Truyền tin qua xinap
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
- Nêu một số nhân tố bên trong ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật
- Hãy kể những tác nhân gây ra hướng hóa ở thực vật
- Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
- Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
- Quan sát các hình 9.2. 9.3 và 9.4, nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình C3,C4 và chu trình CAM.
- Giai đoạn quang hợp thật sự tạo nên C6H12 O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?:
- Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế