Giải Bài 27 sinh 11: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

  • 1 Đánh giá

Cảm ứng ở thực vật được biểu hiện bằng hướng động và ứng động, diễn ra với tốc độ chậm. Tuy nhiên, cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhờ các phản ứng. Vậy quá trình cảm ứng động vật diễn ra như thế nào? Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 27.

A. Lý thuyết

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

a. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

  • Tế bào thần kinh tập trung thành ống (phía lưng); gặp ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
  • Hệ thần kinh dạng ống gồm 2 phần:
    • Thần kinh trung ương: não và tuỷ sống
    • Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh

b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

  • Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.
  • Có 2 loại phản xạ:
    • Phản xạ không điều kiện do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, thường do tuỷ sống điều khiển
    • Phản xạ có điều kiện do một số lượng lớn thần kinh tham gia, do não bộ điều khiển.
      • Trong đời sống cá thể loại PXCĐK ngày càng tăng,giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 113 - sgk Sinh học 11

Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 113 - sgk Sinh học 11

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 113 - sgk Sinh học 11

Gho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật ( tiếp)


  • 45 lượt xem