Bài 19 sinh 11: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
Hệ tuần hoàn gồm: dịch tuần hoàn, tim và hệ mạch. Để thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể, tim và hệ mạch hoạt động nhịp nhàng. Vậy quá trình hoạt động của tim và hệ mạch diễn ra như thế nào? Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.
A. Lý thuyết
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim
- Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.
- Tính tự động do hệ dẫn truyền tim (là sợi đặc biệt có trong thành tim):
- Nút xoang nhĩ: tự phát xung điện
- Nút nhĩ thất: nhận xung điện từ nút xoang nhĩ đến bó His
- Bó His
- Mạng Puockin: lan truyền xung khắp tâm thất làm tâm thất co
2. Chu kì hoạt động của tim
IV. Hoạt động của hệ mạch
1. Cấu trúc của hệ mạch
Hệ mạch gồm:
- Hệ thống động mạch: động mạch chủ, động mạch, tiểu động mạch
- Hệ thống mao mạch
- Hệ thống tĩnh mạch: tiểu tĩnh mạch, tĩnh mạch, tĩnh mạch chủ
2. Huyết áp
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: động mạch => mao mạch => tĩnh mạch
3. Vận tốc máu
- Vận tốc máu là máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 85 - sgk Sinh học 11
Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng.
Câu 2: Trang 85 - sgk Sinh học 11
Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim.
Câu 3: Trang 85 - sgk Sinh học 11
Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch.
Câu 4: Trang 85 - sgk Sinh học 11
Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.
Chủ đề liên quan