Giải Bài 35 sinh 11: Hoocmon thực vật

  • 1 Đánh giá

Yếu tố bên trong ảnh hưởng tới sinh trưởng của thực vật là hoocmon. Trong bài 35, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm và một số loại hoocmon sinh trưởng ở thực vật. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi.

A. Lý thuyết

I. Khái niệm

  • Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây
  • Đặc điểm chung:
    • Tạo ra ở 1 nơi nhưng gây phản ứng ở 1 nơi khác trong cây. Hooc môn vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây trong cây
    • Với nồng độ rất thấp nhưng gây những biến đổi mạnh trong cơ thể
    • Tính chuyên hoá thấp hơn so với hooc môn ở động vật bậc cao
  • Căn cứ vào mức độ biểu hiện tính kích thích hay ức chế sinh trưởng để phân loại hooc môn:
    • Hoocmon kích thích
    • Hoocmon ức chế

II. Hoocmon kích thích

1. Auxin

  • Loại phổ biến AIA
  • Nơi sản sinh: Tế bào đang phân chia trong mô phân sinh đỉnh, lá
  • Sự phân bổ: Chồi, hạt đang nẩy mần, lá đang sinh trưởng, tầng phân sinh bên đang hoạt động, nhị, hoa
  • Tác động sinh lý:
    • Mức tế bào:
      • Kích thích qúa trình nguyên phân
      • Kéo dài tế bào
    • Mức cơ thể:
      • Tạo ưu thế đỉnh
      • Kích thích hạt nảy mầm
      • Kích thích ra rễ phụ
      • Tham gia vào hoạt động sống như hướng động, ứng động
  • Ứng dụng:
    • Kích thích ra rễ ở cành giâm, chiết
    • Tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt
    • Nuôi cấy mô thực vật

=> Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn

2. Giberelin

  • Nơi sinh sản: Lá, rễ
  • Sự phân bổ: Lá, hạt củ, chồi dạng nảy mầm, lóng thân, cành đang sinh trưởng
  • Tác động sinh lý:
    • Ở mức tế bào:
      • Tăng quá trình nguyên phân
      • Tăng sinh trưởng kéo dài của mỗi tế bào
    • Ở mức cơ thể:
      • Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ
      • Kích thích sinh trưởng chiều cao, thúc đẩy sự ra hoa, tạo quả không hạt
      • Tăng mức độ phân giải tinh bột.
  • Ứng dụng:
    • Kích thích sự nảy mầm
    • Xử lý các đột biến lùn
    • Kích thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn

3. Xitokinin

  • Nơi sinh sản: Rễ
  • Phân bố: Lá, rễ, quả, hạt, mô phân sinh đỉnh thân
  • Tác động sinh lý:
    • Ở mức tế bào:
      • Kích thích phân chia tếbào
      • Làm chậm quá trình già của tế bào
    • Ở mức cơ thể:
      • Kìm hãm sự hoá già, rụng lá
      • Kích thích quả sinh trưởng
      • Hoạt hoá sự phân hoá phát sinh chồi thân
  • Ứng dụng: Cùng với Auxin được sử dụng vào công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật, tạo giống cây quý

III. Hoocmon ức chế

Loại HM

Nơi sinh sản

Vai trò

Ứng dụng

1. êtylen

2. Axit

Abxixic

- Hầu hết các bộ phận trong cây, chủ yếu là quả đang chín.

- Rễ, lá, hoa, quả, củ.

Thúc đẩy quả chín, rụng lá.

- Điều chỉnh sự ngủ nghĩ của hạt, chồi, đóng mở lỗ khí.

- Loại bỏ hiện tượng sinh con.

- KT ra hoa trái vụ (dứa, xoài)

- KT xuất hiện rễ phụ ở cành giâm

- Kết hợp với GA xử lý hạt nảy mầm

III. Tương quan hoocmon thực vật

  • Quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật có sự điều tiết của 2 loại hoocmon kích thích và ức chế sinh trưởng

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 142 sgk Sinh học 11

Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 142 sgk sinh học 11

Có mấy nhóm hoocmôn thực vật. Nêu tên các hoocmôn của mỗi nhóm và ví dụ về tác dụng của chúng.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 142 sgk Sinh học 11

Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 142 sgk Sinh học 11

Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo là gì, vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm sinh học 11 bài 35: Hoocmon thực vật


  • 66 lượt xem