Giải sinh 11 bài 43: Thực hành nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
108 lượt xem
Nhằm áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, KhoaHoc xin chia sẻ bài Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép Sgk Sinh học lớp 11. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời các câu hỏi chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
I. Mục tiêu
Học xong, học sinh phải:
- Giải thích được sơ sở sinh học của các phương pháp nhân giống vô tính: chiết cành, giâm cành, ghép cành, ghép chồi.
- Nêu được lợi ích kinh tế của phương pháp nhân giống vô tính.
- Thực hiện các phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, ghép cành và ghép chồi.
II. Chuẩn bị
1. Giâm cành và giâm lá
- Mẫu vật: cây lá bỏng, cây sắn, dây khoai lang, rau muống, rau ngót....
- Dụng cụ: Dao, kéo, chậu đất ẩm.
2. Ghép cây
- Mẫu vật: cây đào, cây xoài non 1 - 2 năm tuổi, cây cam, bưởi,...
- Dụng cụ: dao, kéo sắc
III. Nội dung và cách tiến hành
1. Giâm cành và giâm lá
a, Giâm cành
- Cắt thân của các cây rau ngót, rau muống, khoai lang, dâu,… thành các đoạn, mỗi đoạn dài 10 - 15 cm, cẩn thận tránh làm hỏng các vị trí mắt trên thân sau đó đem các đoạn này cắm nghiêng trên nền đất ẩm (cắm đầu dưới xuống đất khoảng 2,5 - 3cm).
- Theo dõi quá trình nảy chồi và tốc độ sinh trưởng của cây mới sinh ra. Ghi vào bảng kết quả quan sát được
b, Giâm lá
- Cắt một lá cây rồi đặt và hơi ấn nhẹ nó xuống đất ẩm.
- Theo dõi sự xuất hiện các cây mới.
2. Ghép cành
- Dùng dao sắc cắt vát và gọt sạch bề mặt gốc ghép và cành ghép để 2 bề mặt tiếp xúc khít thật sát vào nhau.
- Bỏ tất cả lá trên cành ghép và khoảng 1/3 số lá trên gốc ghép.
- Buộc thật chặt cành ghép vào gốc ghép để dòng mạch gỗ dễ dàng đi từ mạch gỗ gốc ghép lên cành ghép
3. Ghép chồi mắt
- Rạch lớp vỏ trên gốc ghép thành hình chữ T dài khoảng 2cm, dùng dao tách lớp vỏ cây theo đường rạch một khoảng đủ để đặt mắt ghép.
- Chọn một chồi mới nhú trên cành ghép, dùng dao sắc cắt gọn lớp vỏ cùng mắt ghép và một phần gỗ ở chân mắt ghép.
- Đặt mắt ghép vào chỗ đã nạy vỏ trên thân gốc ghép sao cho lớp vỏ của mắt ghép và gốc ghép sát nhau ở đầu chữ T.
- Buộc chồi ghép và gốc ghép áp sát nhau để dòng mạch gỗ ở gốc ghéo đi vào chồi ghép, lưu ý tránh phần mắt ghép.
IV. Thu hoạch
1. Giâm cành
Ghi vào bảng theo dõi:
Kết luận:
- Phần thân có khả năng nhân giống dinh dưỡng tốt nhất là cành phải có các mấu, trên cành có đủ mắt, chồi có khả năng tạo dễ chồi nhanh
2. Ghép cành
Kết quả:
- Các vị trí ghép chắc chắn, không quá chặt cũng không lỏng.
- Chăm sóc gốc ghép như bình thường, chú ý để ở nơi thoáng mát.
- Chú ý ghi lại kết quả phát triển của cành ghép và mắt ghép.
Xem thêm bài viết khác
- Lên men diễn ra trong trường hợp nào? Cho ví dụ.
- Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khi hiệu quả nhất?
- Cân bằng nội môi là gì?
- Giải Sinh 11 bài 33: Thực hành Xem phim về tập tính của động vật
- Tại sao các bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển về bộ phận thực hiện lại đóng vai trò quan trọng trong cơ chế cân bằng nội môi?
- Cảm ứng của thực vật là gì?
- Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng
- Bài 19 sinh 11: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- Bài 3 sinh 11: Thoát hơi nước
- Độnq lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
- Bài 9 sinh 11: Quang hợp ở các nhóm thực vât C3, C4 và CAM (Trang 40 43 SGK)
- Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử Nitrat?