Soạn giản lược bài kiểm tra phần văn

1 lượt xem

Soạn văn 7 kiểm tra phần Văn giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

Câu 1:

Có thể tham khảo bài văn phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài một bài ca dao: Tại đây

Câu 2:

STT

Tên tác phẩm

Tác giả

Nội dung

Nghệ thuật

1

Sông núi nước Nam (Nam Quốc sơn hà

Lý Thường Kiệt

Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Cách sử dụng từ ngữ đắt giá

Giọng thơ đanh thép

2

Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)

Trần Quang Khải

Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trí

Hình ảnh thư giàu sức gợi

Giọng thơ hào sảng, hứng khởi

3

Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng)

Trần Nhân Tông

Sự sống con người, thiên nhiên bình dị và nhân cách của một vị vua anh minh

Ngôn ngữ thơ giản dị, gần gũi

4

Bài ca Côn Sơn

Nguyễn Trãi

Nhân cách thanh cao và sự giao hòa với thiên nhiên của lòng người

Thể thơ lục bát giàu nhạc tính

Hình ảnh gần gũi, quen thuộc

5

Sau phút chia li

(Chinh phụ ngâm)

Nguyên tác: Đặng Trần Côn

Bản dịch: Đoàn Thị Điểm

Tố cáo chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ

Thể thơ song thất lục bát giàu nhạc tính

Nghệ thuật ngôn từ độc đáo

Nghệ thuật điệp ngữ

6

Bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương

Phẩm chất tốt đẹp và số phận ngang trái, khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Hình ảnh bình dị nhưng mang tính tượng trưng, đa nghĩa

Sử dụng thành ngữ

7

Qua đèo ngang

Bà huyện Thanh Quan

Nỗi thương nhớ quá khứ và nỗi buồn cô đơn của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ

Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, phong cách thơ trang nhã

Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

Câu 3:

Ngẩng đầu nhìn trăng sảng

Cúi đầu nhớ cố hương.

Đây là hai câu thơ em thích bởi hai câu cuối trên thể hiện điều đó rõ nhất. Nội tâm của người ngắm cảnh được biếu hiện qua hai hành động đối lập ngẩng đầu và cúi đầu. Ngẩng đầu vầng trăng vằng vặc bao la mênh mông, ơ trên cao, một mình trăng giữa cả một bầu trời quá rộng, trăng cô đơn lẻ loi. Dưới mặt đất đêm mênh mông chỉ mình người lữ thứ đang thức ngắm nhìn trăng. Trăng và người cùng cảnh ngộ, cùng tâm sự nỗi niềm nhưng trăng trên cao, người dưới thấp đối diện nhưng không được chia sẻ được nỗi lòng, không chia sẻ được tâm sự đầy vơi.

Câu 4:

Hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh:

- Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

(Cảnh khuya)

- “Rằm xuân lồng lộng trăng soi

....

Khuya về bát ngát, trăng ngân đầy thuyền”

(Rằm tháng Giêng )

Có thể nói, những câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Ánh trăng trong thơ Bác luôn vận động và phát triển cùng với dòng chảy trôi của lịch sử và dĩ nhiên, nó trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khao khát cháy bỏng về tự do, hòa bình cũng là biểu tượng cho tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Câu 5:

Tham khảo: Tại đây

Câu 6:

Tham khảo: tại đây

Câu 7:

Các luận điểm của:

  • Bài 20 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta )
    • Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
    • Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.
    • Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.
  • Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt) : Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.
  • Bài 23 (Đức tính giản dị của Bác Hồ) :
    • Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
    • Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 8:

Tham khảo: Tại đây

Câu 9:

Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đo làm nổi bật một ý tưởng, một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả.

Cách nghệ thuật tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

Câu 10:

Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Câu 11:

Thành ngữ "Oan Thị Kính" là để chỉ những nỗi oan khuất cùng cực không thể giãi bày cũng không thể minh oan được với ai.


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội