Soạn giản lược bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Soạn văn 7 bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn
Phần luyện tập
Câu 1:
Câu bị động trong các đoạn trích:
- Câu a: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Câu b: Người đầu tiên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp rất đậm là Thế Lữ.; Tác giả "Mấy vần thơ" liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Tác giả chọn cách dùng câu bị động như vậy vì:
- Câu a: Trong trường hợp này, các câu bị động được lược bỏ thành phần chủ ngữ. Việc lược bỏ chủ ngữ là nhằm tránh lặp thừa. Câu bị động trong đoạn văn này được sử dụng để đảm bảo sự liên kết. Đối tượng nói đến ở đây là tinh thần yêu nước chứ không phải chủ thể của tinh thần yêu nước. Câu đầu đoạn văn thể hiện rõ điều này.
- Câu b: Chủ đề của đoạn văn này là nói về Thế Lữ - "Người đầu tiên..." - "Tác giả "Mấy vần thơ"..." chứ không phải nói về thơ Pháp, hay những người tôn vinh ông. Hai câu bị động có chủ ngữ cùng hướng về một đối tượng và cùng thống nhất với chủ đề của đoạn.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài đức tính giản dị của Bác Hồ
- Soạn giản lược bài câu đặc biệt
- Soạn giản lược bài tục ngữ về con người và xã hội
- Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về văn bản hành chính
- Soạn giản lược bài Quan Âm Thị Kính
- Soạn giản lược bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Soạn giản lược bài sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Soạn giản lược bài rút gọn câu
- Soạn giản lược bài luyện tập lập luận giải thích
- Soạn giản lược bài những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Soạn giản lược bài luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
- Soạn giản lược bài dấu gạch ngang