Soạn giản lược bài thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)
Soạn văn 7 bài thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.
Nội dung bài soạn
Câu 1:
Không thể lược bỏ trạng ngữ của các câu trên bởi vì: Nó là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc biểu đạt. Chúng ta thử lược bỏ các thành phần trạng ngữ trong các câu để nhận xét:
Ở ví dụ a
- trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ.
- mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa.
- vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
- có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
- Ở ví dụ b
- lá bàng đỏ như màu đồng hun.
- Không thể hiểu được rõ ràng nội dung của các câu trên bởi vì chúng đã bị lược bỏ trạng ngữ, không hiểu được sự việc được diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh nào, ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác, khó xác định
- ví dụ: lá bàng đỏ như màu đồng hun =>Nếu không gắn hình ảnh này với trạng ngữ chỉ thời gian mùa đông, thì lá bàng được so sánh giống màu đồng hun có vẻ là bất hợp lí,ý nghĩa của câu trở nên thiếu chính xác.
Câu 2:
- Câu (2) không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ, nó chỉ là thông tin bổ sung làm rõ, nhấn mạnh ý cho câu (1).
- Có thể gộp câu (1) và câu (2) thành một câu: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Câu 3:
Câu (2) là trạng ngữ của câu (1), người viết tách nó ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý. Nếu gộp hai câu thành lại thì làm giảm đi sắc thái nhấn mạnh thông tin để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt.
Phần luyện tập
Câu 1:
- Tác dụng: Bổ sung ý nghĩa cho câu: về thời gian - (4), (5), (6), (7); về không gian, nơi chốn - , (3); về cách thức - (1); về phương diện - (8);
- Đoạn a: (1) Kết hợp những bài này lại, (2) Ở loại bài thứ nhất, (3) Ở loại bài thứ hai,
- Đoạn b: (4) Lần đầu tiên chập chững bước đi, (5) Lần đầu tiên tập bơi, ? (6) Lần đầu tiên chơi bóng bàn, ,(7) Lúc còn học phổ thông, (8) Về môn hoá
Câu 2:
- Câu được tách từ thành phần trạng ngữ là : (1) Năm 72. (2) Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
- Nhận xét tác dụng:Tác dụng nhấn mạnh thông tin của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
Năm 72. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.
Câu 3:
Trạng ngữ trong đoạn văn trên:
Trong những bài thơ, bài văn hay của nền văn học nước ta
ví dụ câu thơ Nguyễn Du tả Từ Hải
=> Tác dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác
Tham khảo đoạn văn:
Mùa đông, gió mùa đông bắc tràn về cùng với cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng vắng vẻ hơn thường lệ. Buổi sáng, mặt trời lười biếng vẫn còn đang ngủ, không chịu dậy để ban phát những tia nắng ấm áp cho cỏ cây hoa lá. Lạnh! Ra đường, cụ già, trẻ em và cả các thanh niên sung sốc... tất cả đều mặc những chiếc áo len, áo khoác dày, quàng khăn, đội mũ sùm sụp để có thể làm giảm đi cái rét cắt da cắt thịt. Hai hàng bàng ven đường đã trút bỏ bộ cánh già cỗi từ lâu, chỉ còn trơ lại những chiếc cành khẳng khiu nhẫn nại chịu đựng giá rét. Bên đường, hàng phở tấp nập người ra vào, cô bán hàng làm luôn tay, nào lấy bánh, nào chan nước... Nụ cười tươi tắn vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức. Dường như họ đã tạm quên đi cái lạnh giá của mùa đông.
- Câu đặc biêt: Lạnh!
- Câu rút gọn: Nụ cười tươi tắn vì bán hàng chạy, các bát phở nóng hổi bốc hơi nghi ngút chờ đợi mọi người thưởng thức.
- Trạng từ: buổi sáng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn giản lược bài đặc điểm của văn bản nghị luận
- Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về văn bản hành chính
- Soạn giản lược bài sống chết mặc bay
- Soạn giản lược bài văn bản đề nghị
- Soạn giản lược bài Ca Huế trên sông Hương
- Soạn giản lược bài tục ngữ về con người và xã hội
- Soạn giản lược bài ôn tập văn nghị luận
- Soạn giản lược bài luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo
- Soạn giản lược bài cách luyện tập lập luận chứng minh
- Soạn giản lược bài Quan Âm Thị Kính
- Soạn giản lược bài tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Soạn giản lược bài dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy