Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó
Câu 1: Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó
Bài làm:
Ca dao dân ca than thân là một trong những đề tài lớn trong văn học dân gian Việt Nam, đặc biệt là những câu ca dao về lời than thân của những người phụ nữ. Chùm ca dao than thân thường được bắt đầu bằng mô típ Thân em vừa là một cách khẳng định giá trị của bản thân vừa là một cách nói ngậm ngùi, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Trong số ấy, em tâm đắc nhất là câu ca dao:
"Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?"
Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt. Câu ca dao bắt nguồn từ miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.
Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi? Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?
Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.
Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh "Thân em như trái bần trôi". Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.
Câu ca dao khép lại là nỗi băn khoăn với câu hỏi muôn đời của người phụ nữ, cuộc đời mình rồi sẽ đi về đâu? Câu ca dao vừa là lời thương xót cho số phận bấp bênh, chìm nổi của người phụ nữ vừa là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến xưa đã vùi dập cuộc đời, chà đạp nhân phẩm của họ.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 bài: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Trang 121 sgk
- Soạn văn 7 tập 2 bài Luyện tập lập luận giải thích
- Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
- Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
- Nội dung chính bài: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích
- Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau
- Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính
- Giải thích nghĩa cụm từ “những trò lố" trong nhan đề tác phẩm
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê, miêu tả sân trường em giờ ra chơi. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép liệt kê
- Việc tách câu như trên có tác dụng gì
- Thảo luận ở lớp: Nêu chủ đề của trích đoạn Nỗi oan hại chồng
- Soạn văn 7 tập 2 bài Ôn tập văn nghị luận