Nội dung chính bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

  • 1 Đánh giá

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Sự giàu đẹp của tiếng Việt "

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Đặng Thai Mai (1902 – 1984), quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Là nhà giáo, là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, nhà hoạt động xã hội có uy tín, năm 1996 được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
  • Tác phẩm:
    • Được trích từ phần đầu bài viết: “Nghiên cứu tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”(1967)-Tuyển tập ĐTM tập II
    • Kiểu văn bản: nghị luận chứng minh.

2. Phân tích văn bản

a. Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt:

Tiếng Việt đẹp và hay.

  • Về ngữ âm: hài hoà
  • Về ngữ pháp: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
  • Nội dung tư tưởng: thể hiện chính xác tình cảm của con người Việt Nam.

=>Cách lập luận mạch lạc, ngắn gọn, chặt chẽ, rõ ràng

b. Biểu hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt

* Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp:

  • Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú.
  • Giàu thanh điệu
  • Cú pháp
  • Từ vựng…

=>Tiếng Việt giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.

*Tiếng Việt giàu (Cái hay của tiếng Việt):

  • Thoả mãn nhu cầu giao tiếp giữa con người với con người.
  • Thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá xã hội.

=>Kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng (giữa những dẫn chứng mang tính khoa học với dẫn chứng trong thực tế đời sống) để thuyết phục người đọc.

=> Đẹp và hay là hai phẩm chất của tiếng Việt có gắn bó chặt chẽ .

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Nhận định về phẩm chất của tiếng Việt

  • Mở đầu, tác giả nói rõ niềm tự hào về tiếng Việt, tin tưởng hơn nữa vào tương lai của tiếng Việt của mỗi con người Việt Nam chúng ta ngày nay.
  • Cách lập luận rành mạch, ngắn gọn, có sức khái quát cao, đi từ khái quát đến cụ thể:
    • Ở vế thứ nhất (luận cứ 1), tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt "hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.."
    • Ở vế thứ hai( luận cứ 2), tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc "diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử".

2. Biểu hiện sự giàu đẹp của Tiếng Việt

a. Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp

Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc:

  • Nhận xét của những người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta
  • Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”
  • Gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú
  • Giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm như những âm giai trong một bản nhạc trầm bổng

b. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay

  • Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người
  • Thỏa mãn nhu cầu ngày của đời sống ngày một phức tạp về mọi mặt:
    • Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt
    • Từ vựng: tăng lên qua các thời kì
    • Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn
    • Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng

⇒ Mối quan hệ giữa cái hay và cái đẹp của tiếng Việt: cái đẹp và cái hay có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên sức sống cho tiếng Việt

3. Tổng kết

  • Nội dung
    • Bài văn chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện…
    • Sự phát triển của tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo…chứng tỏ sức sống dồi dào dân tộc.
  • Ý nghĩa
    • Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam.
    • Trách nhiệm giữ gìn,phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.
  • Nghệ thuật
    • Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ,dẫn chứng,lập luận theo kiểu diễn dịch-phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.
    • Lựa chọn,sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt:sử dụng từ ngữ sắc sảo,cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.

Back to top

  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021