Soạn văn 7 VNEN bài 13: Tiếng gà trưa
Soạn văn 7 VNEN bài 13: Tiếng gà trưa trang 80. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động hình thành kiến thức
1, Khổ thơ sau nói về nội dung cảm xúc gì?
Nhớ bà bên bếp lửa hồng
Nhớ bà bên luống cải ngồng vàng ươm
Nhớ bà gành nước thổi cơm
Lon ton cháu chạy trên con đường làng
2. Chia sẻ 1 kỉ niệm của em đc gợi ra từ khổ thơ trên
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Tiếng gà trưa
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " tiếng gà trưa", hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả bài thơ?
b. Từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết
c. Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơ?
d. Về ý nghĩa của bài thơ, có ý kiến cho rằng : bài thơ là tình cảm bà cháu đằm thắm, sâu nặng. Nhưng cũng có ý kiến nhấn mạnh: bài thơ là sự hòa điệu giữa tình cảm gia đình, tình bà cháu và tình quê hương, đất nước. Em tán thành vs ý kiến nào. Vì sao?
e. Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật? Những đặc điểm ấy đã góp phần thể hiện thành công tình cảm , cảm xúc của nhà thơ như thế nào?
3. Tìm hiểu về điệp ngữ
a. Trong bài thơ Tiếng gà trưa, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần.
b. Theo em tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ngữ ấy là gì?
c,Từ những nội dung vừa thực hiện,hãy đọc và hoàn thiện nhận định sau:
Điệp từ là biện pháp...............để......................
d. Điệp ngữ có dạng : điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng). Hãy nối các dạng điệp ngữ trên bới các ví dụ minh họa mà em cho là phù hợp, từ đó nêu cách hiểu của em về từng dạng điệp ngữ
4. Tìm hiểu về thơ lục bát
a. Đọc những thông tin( trang 84 sách vnen ngữ văn 7 tập 1)
b. Từ những thông tin trên, hãy đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
(1) Văn bản trên được viết theo thể nào? Vì sao em biết?
(2) Dựa vào mô hình nêu ở mục a, hãy kẻ bảng và điền các kí hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng của văn bản này.
(3) Em có nhận xét gì bề thanh điệu của các tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8?
(4) Hãy nêu nhận xét của em về vị trí vần trong văn bản
C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu
a. Em thích hình ảnh thơ/ câu thơ/ khổ thơ nào nhất trong bài Tiếng gà trưa? Vì sao?
b. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa
2. Luyện tập về điệp ngữ
a. Hãy điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết giá trị biểu đạt của nó:
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
b. Tìm và xác định dạng điệp ngữ trong các trường hợp sau:
(1)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
(2) Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
3. Luyện nói: Phát biển cảm nghĩ về tác phẩm văn học
Tình huống: Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh
4. Luyện tập làm thơ lục bát.
Theo em, những câu lục bát sau sai ở đâu? Hãy sửa lại cho đúng:
Câu sai | Chỉnh sửa |
Vườn em cây quả đủ loài | |
Thiếu nhi là tuổi học hành |
D. Hoạt động vận dụng
Làm hai câu lục bát( có thể nhiều hơn) thể hiện tình cảm của em với ông bà, bố mẹ, anh chị hoặc người em yêu mến
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Sưu tầm một số bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào dàn bài chi tiết đã lập ở bài 7, viết bài tập làm văn số 2 (văn biểu cảm)
- Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường
- Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu
- Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những cáu hát than thân trong ca dao?
- Lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
- Phân tích lối chơi chữ được sử dụng trong mỗi câu sau:
- Hãy nêu bố cục cảu truyện Cuộc chia tay của những con búp bê theo ba phần mở bài, thân bài, kết bài
- Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:
- Soạn văn 7 VNEN bài 15: Mùa xuân của tôi
- Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc hỏi người thân về những nét đặc trưng của các mùa nơi quê hương mình đang sống.
- Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên
- Trình bày các ý cơ bản của hai bài thơ theo sơ đồ