Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên
3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
a. Từ ghép chính phụ
Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại…”
(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.
- Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
- Tiếng “bà” có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
- Tiếng “bà” là tiếng chính
- Tiếng “bà” là tiếng phụ
(2) Tìm thêm một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước.
(3) Trong những từ ghép chính phụ vừa tìm được, các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí cho các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ được không?
(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
- Có tính chất……………., nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Tiếng……… đứng trước tiếng……………, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Bài làm:
(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.
- Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
- Tiếng “bà” là tiếng chính
(2)
Một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước: bà nội, bà cố, bà mụ, bà tôi
(3)
Trong các từ vừa tìm được trên, các tiếng đứng sau có tác dụng bổ sung, giải thích rõ nghĩa hơn cho tiếng “bà”.
(4)
Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
- Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Tiếng chính đứng trước tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:
- Sưu tầm một bài viết về những chiến công vẻ vang
- Từ “tôi” trỏ ai? Nhờ đâu em biết được điều đó? Chứng năng ngữ pháp của từ “tôi” trong các câu trên là gì?
- Soạn văn 7 VNEN bài 5: Sông núi nước Nam
- Trong truyện, tâm trạng của bé Thủy được miêu tả khi em ở nhà và khi em đến chào cô giáo cùng các bạn. Em thấy Thủy có những nét tâm trạng giống và khác nhau như thế nào giữa hai khung cảnh này?
- Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
- Sưu tầm một số thành ngữ chưa được giới thiệu trong các bài đã học và giải nghĩa các thành ngữ ấy
- Soạn văn 7 VNEN bài 9: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Kể vắn tắt các truyện ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ nguồn gốc của các thành ngữ sau:
- Soạn văn 7 VNEN bài 3: Những câu hát nghĩa tình
- Nghĩa của hai từ bỏ mạng và hi sinh trong hai câu dưới đây có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau:
- Đọc câu thơ sau và cho biết câu thơ nói đến nội dung cảm xúc gì: Nguyệt thị cố hương mình