Soạn văn 8 VNEN bài 1: Tôi đi học
Giải bài 1: Tôi đi học - Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 3. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Đọc câu văn sau (trong văn bản Tôi đi học) và trả lời câu hỏi:
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài vựuườn rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc. lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man buổi tựu trường.
Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc gì? Hãy chia sẻ những ấn tượng, kỉ niệm về một ngày tựu trường của mình với các bạn trong lớp.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Tôi đi học
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Điều gì đã gợi nhắc nhân vật tôi nhớ về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên? Những kỉ niệm này của nhân vật " tôi" được diễn tả theo trình tự như thế nào?
b. Tìm những chi tiết hình ảnh thể hiện sự thay đổi tâm trạng của nhân vật:" tôi" theo diễn biến của ngày đầu tiên đi học đó.
c. Nhận xét về thái độ, cử chỉ của những người lớn( ông đốc, thầy giáo đón học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu tiên đi học. Từ tâm trạng và thái độ, cử chỉ của các nhân vật trong truyện, nêu cảm nhận về ý nghĩa của ngày đầu tiên đi học trong cuộc đời mỗi người.
d) Chỉ ra và nêu ý nghĩa của một sô hình ảnh so sánh trong tác phẩm.
e. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này ( nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm)
3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này
c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:
- Nhan đề của văn bản
- Quan hệ giữa các phần của văn bản
- Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên
d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này
c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:
- Nhan đề của văn bản
- Quan hệ giữa các phần của văn bản
- Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên
d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
C. Hoạt động luyện tập
1. Viết đoạn văn hoặc trình bày trước lớp cảm nhận của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn tôi đi học
2. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: Rừng cọ quê tôi
a. Văn bản trên về đối tượng nào? Đối tượng này được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn trên? Theo em có thể thay đổi được trình tự trong đoạn văn này không, vì sao?
b. Nêu chủ đề của văn bản?
c. Chủ đề của văn bản được thể hiện ở việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó.
d, Chỉ ra các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản.
3. Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:
a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại náo nức, rộn rã, xốn xang
b) Con đường đến trường trở nên lạ
c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường
d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự
e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn
g) Sợ hãi, lúng túng trong hàng người bước vào lớp
h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến đón tiếp học trò
Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý cho thật sát với yêu cầu của đề bài
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 chữ) ghi lại ấn tượng của em trong ngày tựu trường mà em nhớ nhất
2. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản mà em vừa thực hiện
Xem thêm bài viết khác
- Tìm câu có từ in đậm là trợ từ
- Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
- Tìm các chi tiết miêu tả lời nói, thái độ , cử chỉ của bà cô trong cuộc đối thoại của bé Hồng. Tại sao tác giả lại gọi những cử chỉ ấy "rất kịch"
- Trao đỏi về đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
- Soạn bài Trong lòng mẹ
- Từ những hiểu biết về văn thuyết minh, em hãy giới thiệu với bạn bè về một loài cây hoặc một món ăn nổi tiếng của quê hương em
- Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh và của tầng lớp xã hội khac smaf em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ địa đó. Viết vào phiếu học tập
- Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?
- Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá.
- Nêu ý nghĩa của từ in đậm trong các câu văn, đoạn văn dưới đây:
- Theo em tác dụng cả dấu ngoặc đơn trong câu là gì? Nếu bỏ dấu ngoặc đơn câu văn có giữ nguyên ý nghĩa hay không?
- Giải thích tại sao trong các ví dụ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội.