Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
3, Đọc hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Đọc lại văn bản Tôi đi học và thực hiện các yêu cầu sau:
a. Nhân vật tôi nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì?
b. Từ nội dung trả lời cho câu hỏi mục(a), hãy phát biểu chủ đề của văn bản này
c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản Tôi đi học ở:
- Nhan đề của văn bản
- Quan hệ giữa các phần của văn bản
- Các từ ngữ các câu thể hiện tâm trạng của nhân vật" tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên
d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?
Bài làm:
a. Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc và trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là cảnh vật, tâm trạng cảm xúc của tác giả trên đường theo mẹ đến trường, khi ở trường, xếp hàng được gọi tên vào lớp và khi ngồi trong lớp học bài học đầu tiên.
Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng, kỉ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học. Nó bắt đầu từ cảm xúc náo nức của chính tác giả khi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Trong lòng tác giả như đang sống lại những tình cảm, tâm trạng tuổi ấu thơ của mình: tâm trạng hồi hộp, cảm thấy như mình lớn hẳn lên, cảm giác bỡ ngỡ vừa quen vừa lạ, đôi lúc sợ sệt, rụt rè
b) Có thể phát biểu chủ đề của văn bản Tôi đi học là: kể lại những sự việc trong buổi đầu tiên đi học, tác giả đã bộc lộ ấn tượng sâu sắc về những tình cảm, cảm xúc ấu thơ trong sáng, hồn nhiên.
c.Nhận xét chung về:
- Nhan đề: Tập chung làm rõ chủ đề văn bản
- Quan hệ các từ giữa văn bản: sát chặt chẽ và liên kết với nhau
- Các từ ngữ:Tập chung miêu tả nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường
d. Từ đó rút ra:
- Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
- Văn bản có tính thống nhất về chủ đề là văn bản tập trung biểu đạt đối tượng và vấn đề chính đã định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. Khi viết hoặc hiểu một văn bản cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ thường lặp đi lập lại, các câu thể hiện chủ đề.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản
- So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
- Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:
- Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau vào chỗ trống(....):
- Dựa vào truyện Lão Hạc sắp xếp các sự việc được liệt kê dưới đây theo diễn biến của các câu chuyện
- Đọc một số thông tin sau về hai tác giả Tản Đà và Trần Tuấn Khải, nêu những nét riêng trong hai sáng tác của tác giả
- Soạn văn 8 VNEN bài 3: Tức nước vỡ bờ Soạn văn 8 VNEN bài 3
- Hãy cho biết câu nào trong những câu trên là câu đơn, câu nào là câu ghép?
- Lập dàn ý thuyết mình về một thể loại văn học mà em đã học
- Cách sử dụng từ ngữ trong các bài tập a,b,c trên được gọi là nói giảm nói tránh. Vậy thế nào là nói giảm nói tránh?
- Dựa vào gợi ý, hãy lập dàn ý cho đề văn Thuyết minh về cây hoa đào
- Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng miền khác nhau.