Soạn văn bài: Từ ghép
Từ ghép được chia thành hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Việc phân biệt các kiểu từ ghép thường khiến các bạn gặp khó khăn, dễ nhầm lẫn. Vì vậy, KhoaHoc sẽ hướng dẫn các bạn nhận biết các kiểu từ ghép và gợi ý làm bài tập
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Từ ghép chính phụ
- Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập
- Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ).
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 15 – SGK) Xếp các từ ghép suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụ, cây cỏ thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Câu 2 (Trang 15 – SGK) Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ: bút, thước, mưa, làm, ăn, trắng, vui, nhát.
Câu 3 (Trang 15 – SGK) Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập: núi, ham, xinh, mặt, học, tươi.
Câu 4 (Trang 15 – SGK) Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?
Câu 5 (Trang 15 – SGK) Sử dụng từ điển để tra các từ và trả lời câu hỏi:
a. Có phải mọi thứ có hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng không?
b. Em Nam nói: "Cái áo dài của chị em ngắn quá!". Nói như thế có đúng không? Tại sao?
c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: "Quả cà chua này ngọt quá!" có được không? Tại sao?
d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?
Câu 6 (Trang 15 – SGK) So sánh nghĩa của các từ ghép mát tay, nóng lòng, gang thép (Anh ấy là một chiến sĩ gang thép), tay chân (một tay chân thân tín) với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.
Câu 7 (Trang 15 – SGK) Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn và chỉ rõ các từ ghép trong đoạn văn
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn về mái trường có sử dụng ít nhất ba từ ghép
Câu 3: Viết đoạn văn chủ đề thành phố và chỉ rõ các từ ghép có trong đoạn văn đó
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ ghép". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy được sử dụng.
Viết đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ (Ghi ra các từ xuống phía dưới đoạn văn)
Xem thêm bài viết khác
- Kể lại nội dung bài "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm
- Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống
- Hãy chọn một đoạn trong thư của bố En-ri-cô có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn đó.
- Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó
- Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê,...
- Soạn văn bài: Mẹ tôi
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
- Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Câu 2 (Phần Luyện tập -Trang 36) Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong SGK, em hãy tìm đọc và chép lại một số bài ca dao khác có nội dung về tình cảm gia đình
- Suy nghĩ của em về hình ảnh mẹ qua bài Mẹ tôi
- Nội dung chính bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê