Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài: Tôi và chúng ta
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Tôi và chúng ta. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác phẩm Tôi và chúng ta là của tác giả nào?
- A. Lưu Quang Vũ
- B. Lê Minh Khuê
- C. Nguyễn Tuân
- D. Nguyễn Khoa Điềm
Câu 2: Vở kịch Tôi và chúng ta ra đời trong hoàn cảnh nào?
- A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- B. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
- C. Thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh (những năm 80 của thế kỉ XX)
- D. Thời kì đổi mới (những năm 90 của thế kỉ XX)
Câu 3: Vở kịch Tôi và chúng ta viết về cái gì?
- A. Sự thay đổi phương thức và cơ chế sản xuất
- B. Sự thay đổi của đất nước sau chiến tranh
- C. Số phận của con người trong xã hội mới
- D. Sự thay đổi của cuộc sống trong những năm đổi mới
Câu 4: Xung đột chủ yếu trong đoạn trích là xung đột nào?
- A. Xung đột giữa các kiểu tính cách khác nhau
- B. Xung đột giữa các lối sống khác nhau
- C. Xung đột giữa tư tưởng bảo thủ và đổi mới
- D. Xung đột giữa đội ngũ lãnh đạo và công nhân
Câu 5: Xung đột được thể hiện qua đoạn trích thuộc phần nào của vở kịch?
- A. Bắt đầu xung đột
- B. Xung đột cao trào
- C. Xung đột phát triển
- D. Xung đột được giải quyết
Câu 6: Bối cảnh của đoạn trích trong vở kịch ở đâu?
- A. Phân xưởng sản xuất
- B. Phòng Giám đốc
- C. Trước cổng nhà máy
- D. Phòng Tài vụ
Câu 7: Dòng nào sau đây nêu nhận xét đúng nhất về tính cách nhân vật Hoàng Việt đoạn trích?
- A. Năng động và quyết đoán
- B. Giỏi về chuyên môn và tổ chức
- C. Năng động nhưng có phần cứng nhắc
- D. Giỏi tổ chức nhưng chưa thật mạnh dạn
Câu 8: Câu “sự thật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản” thể hiện rõ phẩm chất gì của người nói?
- A. Thẳng thắn và trung thực
- B. Tư duy biện chứng và khát khao đổi mới
- C. Thông minh và nhạy bén
- D. Chín chắn trong suy nghĩ và hành động
Câu 9: Câu văn nào sau đây miêu tả nhân vật Trương
- A. Bảo thủ, cứng nhắc, nhiều tham vọng
- B. Bảo thủ, cố bám lấy chức vụ nhưng không làm được việc gì
- C. Có đầu óc tổ chức nhưng chưa thật mạnh dạn, tự tin
- D. Tư duy năng động, hết lòng vì quyền lợi của công nhân
Câu 10: Tính tình bộc trực, thẳng thắng nói về nhân vật nào?
- A. Lê Sơn
- B. Nguyễn Chính
- C. Trương
Câu 11: Nghệ thuật nổi bật nhất của vở kịch Tôi và chúng ta là gì?
- A. Tạo xung đột và phát triển xung đột
- B. Ngôn ngữ nhân vạt giàu cá tính
- C. Xây dựng những biến cố giàu kịch tính
- D. Tổ chức đối thoại sinh động
Câu 12: Vở kịch tôi và chúng ta thể hiện cuộc đấu tranh gay gắt, để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động, đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Câu 13: Đây có phải là giá trị nội dung của tác phẩm không: "Đoạn trích làm nổi bật vấn đề đổi mới trong sản xuất, đem lại lợi ích cho tập thể và cho đất nước. Thông qua những mâu thuẫn đầy kịch tính, tác giả muốn truyền tải thông điệp: muốn phát triển, cần phải loại bỏ những suy nghĩ lạc hậu, cần mạnh dạn đổi mới và bứt phá để đạt được thành công. Truyện cũng gợi ra những suy nghĩ cho mỗi người về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể"?
- A. Có
- B. Không
=> Kiến thức Soạn văn 9 tập 2 bài Tôi và chúng ta trang 173 sgk
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Sang thu
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Làng (Kim Lân)
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Tổng kết phần tập làm văn
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Con chó Bấc
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Ôn tập về thơ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Xưng hô trong hội thoại
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chị em Thúy Kiều
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự