Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Rô-Bin-Xơn ngoài đảo hoang. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Tác giả của tác phẩm là người nước nào?
- A. Pháp
- B. Mĩ
- C. Anh
- D. Tây Ban Nha
Câu 2: Rô-bin-xơn Cru-xô là tác phẩm được viết bởi ai?
- A. Mô –pa-xăng
- B. Lân đơn
- C. O Hen-ri
- D. Đ. Đi-phô
Câu 3: Nội dung chính của văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là gì?
- A. Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài biển khơi, sống trên đảo hoang của Rô-bin-sơn
- B. Kể về công việc hằng ngày của Rô-bin-xơn
- C. Miêu tả bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn
- D. Miêu tả hoàn cảnh sống của Rô-bin-xơn
Câu 4: Ngôi kể được sử dụng trong văn bản là?
- A. Ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi
- B. Ngôi thứ hai
- C. Ngôi thứ ba, tác giả kể
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 5: Ngôi kể văn bản giống với ngôi kể trong tác phẩm nào em đã học?
- A. Chiếc lá cuối cùng
- B. Buổi học cuối cùng
- C. Đánh nhau với cối xay gió
- D. Cô bé bán diêm
Câu 6: Trang phục của Rô-Bin-Xơn được miêu tả như thế nào?
- A. Đội chiếc mũ cao lêu đêu, chiếc áo tấm da dê, quần loe đến đầu gối, không có bít tất, không có giày, chỉ có đôi ủng, sợi dây lưng to bản
- B. Đầu đội chiếc nón lá, mặc chiếc áo bà ba kẻ đen trắng cùng với quần rộng ống
- C. Mặc chiếc đầm dạ hội màu đỏ đính nhiều kim cương lấp lánh
- D. Khoác trên mình bộ âu phục màu đen lịch lãm, chân mang đôi giày tây bóng loáng.
Câu 7: Diện mạo Rô-Bin-Xơn được khắc họa ra sao?
- A. Gương mặt điển trai, thu hút những người con gái ở gần
- B. Ria mép để kiểu Hồi giáo như ria vài gã Thổ Nhĩ Kì, bộ dạng nếu ai đó gặp ở nước Anh sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười
- C. Không có gì nổi bật ngoài bộ quần áo mới cứng mặc trên người, gương mặt tỏ vẻ ngượng ngạo mỗi khi ai hỏi đến
- D. Tóc tai bù xù, quần áo xộc xệch trông thật đáng thương
Câu 8: Đây có phải trang bị của Rô-Bin-Xơn không: Dao găm, cưa nhỏ, hai chiếc túi đựng thuốc súng, đạn ghém, súng, dù?
- A. Có
- B. Không
Câu 9: Đảo hoang mà Rô-bin-xơn sống thuộc miền khí hậu nào?
- A. Ôn đới
- B. Nhiệt đới
- C. Xích đạo
- D. Hàn đới
Câu 10: Văn bản trong SGK nói về thời điểm nào trong thời gian Rô-bin-xơn sống trên hoang đảo?
- A. Những ngày đầu tiên
- B. Khoảng một năm
- C. Sau 15 năm trên hoang đảo
- D. Ngày cuối cùng sau 28 năm 2 tháng 19 ngày
Câu 11: Trang phục của Rô-bin-xơn được làm bằng chất liệu gì?
- A. Vỏ cây rừng
- B. Lá rừng
- C. Da của con dê
- D. Lông con báo
Câu 12: Nhận xét nào sau đây nói đúng về chân dung của Rô-bin-xơn?
- A. Xấu xí, dị dạng
- B. Lố lăng, kệch cỡm
- C. Kì cục, lập dị
- D. Kì dị, hài hước
Câu 13: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác?
- A. Trang phục của Rô-bin-xơn thật kì quái
- B. Trang phục của Rô-bin-xơn khác người
- C. Trang phục của Rô-bin-xơn chủ yếu để làm đẹp cho bản thân
- D. Gồm tất cả các ý trên
Câu 14: Thông qua lời kể cho thấy nhân vật là người như thế nào?
- A. Có cuộc sống gian khổ, khó khăn và nhiều thử thách trên đảo hoang
- B. Ý chí vượt trên những gian khổ
- C. Tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn
- D. Gồm tất cả những ý trên
Câu 15: Đoạn trích Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang là bức chân dung tự họa bằng giọng kể hài hước, chân thật về cuộc sống gian khổ, tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình trên đảo hoang suốt mấy chục năm trời đúng hay sai?
- A. Đúng
- B. Sai
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Bàn về đọc sách
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Phép phân tích và tổng hợp
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Bắc Sơn
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Xưng hô trong hội thoại
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Ôn tập về thơ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Các phương châm hội thoại
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Con chó Bấc
- Trắc nghiệm Ngữ văn 9 bài: Tôi và chúng ta
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)