Trắc nghiệm vật lí 6 bài 15: Đòn bẩy

20 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15 vật lí 6: Đòn bẩy Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: DỤng cụ nào sau đây không phải một ứng dụng của đòn bẩy khi sử dụng nó

  • A. Cái kéo
  • B. Cái búa đinh nhỏ
  • C. Cái cưa
  • D. Cái cắt móng tay

Câu 2: Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng

  • A. Ròng rọc cố định
  • B. Mặt phẳng nghiêng
  • C. Đòn bảy
  • D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy

Câu 3: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Khoảng cách OO1 > OO2
  • B. Khoảng cách OO1 = OO2
  • C. Khoảng cách OO1 < OO2
  • D. Khoảng cách OO1 = 2OO2

Câu 4: Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?

  • A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
  • B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
  • C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
  • D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.

Câu 5: Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A. Cái cầu thang gác
  • B. Mái chèo
  • C. Thùng đựng nước
  • D. Quyển sách nằm trên bàn

Câu 6: Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?

  • A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
  • B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
  • C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
  • D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1

Câu 7: Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cân Robecvan
  • B. Cân đồng hồ
  • C. Cần đòn
  • D. Cân tạ

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A. nhỏ hơn, lớn hơn
  • B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C. lớn hơn, lớn hơn
  • D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 8: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cái kéo
  • B. Cái kìm
  • C. Cái cưa
  • D. Cái mở nút chai

Câu 10: Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?

  • A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm
  • B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm
  • C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm
  • D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm

Câu 11: Vật nào sau đây là ứng dụng của đòn bẩy ?

  • A.Cầu trượt.
  • B.Đẩy xe lên nhà bằng tấm ván.
  • C. Bánh xe ở đỉnh cột cờ.
  • D.Cây bấm giấy.

Câu 12: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có :

  • A. O2O = O1O
  • B. O2O > 4O1O
  • C. O1O > 4O2O .
  • D. 4O1O > O2O > 2O1O .

Câu 13: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

  • A. Khoảng cách OO1=OO2
  • B. Khoảng cách OO1>OO2
  • C. Khoảng cách OO1 < OO2
  • D.Tất cả đều sai

Câu 14: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?

  • A.Đòn bẩy.
  • B.Mặt phẳng nghiêng.
  • C.Ròng rọc cố định
  • .D. Ròng rọc động.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 15 vật lí 6: Đòn bẩy


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội