Trắc nghiệm vật lí 6 bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7 vật lí 6: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trường hợp nào không có sự biến đổi chuyển động trong các trường hợp chuyển động của máy bay
- A. Máy bay cất cánh
- B. Máy bay đỗ trên sân bay
- C. Máy bay hạ cánh
- D. Máy bay lượn vòng biểu diễn nghệ thuật
Câu 2: Trường hộ nào gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện
- A. Quả bóng va chạm vào tường làm cho quả bóng bị biến dạng
- B. Quả bóng va chạm vào tường là tường bị biến dạng
- C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đát khi trời fmuwa làm đường lún xuống
- D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống
Câu 3: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
- A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
- B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
- C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
- D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 4: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất:
- A. Chỉ làm gò đất bị biến dạng.
- B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- C. Làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
- D. Không gây ra tác dụng gì cả
Câu 5: Chỉ ra câu sai: Nện một cái búa vào một cái đe. Lực mà búa tác dụng vào đe và lực mà đe tác dụng vào búa sẽ làm cho:
- A. Búa bị biến dạng một chút
- B. Đe bị biến dạng một chút
- C. Chuyển động của búa bị thay đổi
- D. Chuyển động của đe bị thay đổi.
Câu 6: Chỉ ra câu sai: Hai con trâu chọi nhau, không phân thắng bại.
- A. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là mạnh như nhau
- B. Lực mà con trâu nọ tác dụng vào con trâu kia là hai lực cân bằng
- C. Hai lực đó có thể làm đầu các con trâu bị trầy (sướt) da
- D. Lực tác dụng của con trâu nọ không đẩy lùi được con trâu kia.
Câu 7: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
- A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra
- B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta
- C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào
- D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 8: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?
- A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
- B. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
- C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
- D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h
Câu 9: Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực
- A. Túi nolong đựng nước không rơi
- B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng
- C. Dây cao su dãn ra
- D. Cả ba dấu hiệu trên
Câu 10: Chọn câu sai. Lực là nguyên nhân làm cho vật
- A. Đang chuyển động thẳng đều thì chuyển động nhanh lên
- B. Đang chuyển động thẳng thì chuyển động cong
- C. Đang chuyển động thẳng đều thì tiếp tục chuyển động thẳng đều
- D. Đang chuyển động thẳng thì dừng lại
Câu 11: Một vận động viên nhảy cao đã dung chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?
- A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.
- B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.
- C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.
- D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao
Câu 12: Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện?
- A. Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng.
- B. Quả bóng va chạm vào tường làm tường biến dạng.
- C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa là đường đất lún xuống.
- D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống.
Câu 13: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?
- A. Lực của búa tác dụng vào đinh.
- B. Lực của tường tác dụng vào đinh.
- C. Lực của đinh tác dụng vào búa.
- D. Lực của búa tác dụng vào tường.
Câu 14: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
- A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
- B. Lực hút của Trái đất tác dụng vào người.
- C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
- D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 15: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
- A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
- B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
- C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
- D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 16: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?
- A. Không chịu tác dụng của lực nào.
- B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
- C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
- D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.
Câu 17: Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế bên này chỉ 100N. lực kế còn lại sẽ chỉ
- A. 100N.
- B. 50N.
- C. 200N.
- D. 100N.
Câu 18: Trong xây dựng, người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?
- A. Lực kế.
- B. Thước vuông.
- C. Dây chỉ dài.
- D. Quả dọi gồm một quả nằng được buộc vào một sợi dây mảnh, nhẹ.
=> Kiến thức Giải bài 7 vật lí 6: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 30 vật lí 6: Tổng kết chương II: Nhiệt học
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 1: Đo độ dài
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 2: Nhiệt học (P3)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm vật lí 6 chương 1: Cơ học (P5)
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 11: Khối lượng riêng Trọng lượng riêng
- Trắc nghiệm vật lí 6 bài 25 vật lí 6: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì II (P4)