Bài 15 sinh 11: Tiêu hóa ở động vật
Động vật là sinh vật dị dưỡng chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ lấy các chất dinh dưỡng từ môi trường. Các chất dinh dưỡng hữu cơ thường có cấu trúc phức tạp, cần trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa để tạo thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập.
A. Lý thuyết
I. Tiêu hóa là gì?
- Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Gặp ở động vật đơn bào
- Là tiêu hóa nội bào:
- Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa thủy phân chất hữu cơ có trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản
- Các tế bào sử dụng các chất dinh dưỡng đơn giản cho các hoạt động sống
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Gặp ở các loài ruột khoang và giun dẹp
- Túi tiêu hóa: miệng cũng là hậu môn
- Là tiêu hóa ngoại bào
- Các chất dinh dưỡng phức tạp được được enzim phân hủy trong lòng túi tiêu hóa
- Tiêu hóa nội bào
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Gặp ở nhiều động vật chưa có xương sống và động vật có xương sống
- Ống tiêu hóa phân hóa
- Tiêu hóa ngoại bào trong ống tiêu hóa:
- Biến đổi cơ học
- Biến đổi hóa học
- Các chất đơn giản được tạo thành sẽ hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa thành phân và thải ra ngoài qua hậu môn
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 66 - sgk Sinh học 11
Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
Câu 2: Trang 66 - sgk Sinh học 11
Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Câu 3: Trang 66 - sgk Sinh học 11
Tại sao lại nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Câu 4: Trang 66 - sgk Sinh học 11
Cho biết những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
Xem thêm bài viết khác
- Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
- Giải Bài 41 sinh 11: Sinh sản vô tính ở thực vật
- Giải Bài 46 sinh 11: Cơ chế điều hòa sinh sản
- Phát triển của ếch (hình 37.5) thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tại sao?
- Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
- Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ bị nhanh chết. Tại sao?
- Giải Sinh 11 bài 33: Thực hành Xem phim về tập tính của động vật
- Ví dụ vai trò của nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp
- Giải Bài 39 sinh 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
- Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.
- Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
- Giải bài 12 sinh 11: Hô hấp ở thực vật