Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú, đa dạng nhưng không phải là vô tận. Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã ở Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng, trước hết là tài nguyên rừng.
A.Kiến thức trọng tâm
1. Giá trị của tài nguyên sinh vật.
a. Giá trị về kinh tế
- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng sinh hoạt
- Cung cấp một số loại thực phẩm, lương thực
- Nhiều loại có khả năng làm thuốc chữa bệnh hiệu quả
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất cho các ngành thủ công nghiệp
b. Gía trị về văn hoá, du lịch
- Sinh vật cảnh
- Tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh
- Nghiêm cứu khoa học
c. Môi trường sinh thái
- Điều hoà khí hậu, tăng ôxi, làm sạch không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
- Ổn định độ phì của đất
2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, chủ yếu là rừng thưa mọc lại
- Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp 35 – 38% diện tích đất tự nhiên
- Chất lượng rừng giảm sút, có nhiều loại cây quý hiếm đã cạn kiệt.
- Biện pháp khắc phục:
- Ban hành chính sách luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Nhiều loại động vật quý hiếm bị tuyệt chủng
- Gần 365 loài cần được bảo vệ tránh nguy cơ tuyệt chủng.
- Biện pháp bảo vệ:
- Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.
Câu 2: Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta.
Câu 3: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:
– Phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống.
– Bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 4: Những nguyên nhân nào làm suy giảm tài nguyên sinh vật nước ta.
– Chiến tranh hủy diệt.
– Khai thác quá mức phục hồi.
– Đốt rừng làm nương rẫy.
– Quản lí bảo vệ kém.
– Cả bốn nguyên nhân trên.
Câu 5: Cho bảng số liệu về diện tích rừng ở Việt Nam, qua một số năm, hãy:
a. Tính tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
b. Vẽ biểu đồ theo tỉ lệ đó.
c. Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
Năm | Diện tích rừng (triệu ha) |
1943 | 14,3 |
1993 | 8,6 |
2001 | 11,8 |
=> Trắc nghiệm địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Xem thêm bài viết khác
- Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- Trong mùa gió đông bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không? Vì sao?
- Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- Tìm trên hình 25.1 các mảng nền hình thành vào giai đoạn Cổ Sinh và Trung Sinh?
- Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của khu vực?
- Thành tựu về nông nghiệp của các nước châu Á được biểu hiện như thế nào ?
- Dựa vào hình 1.2, em hãy: Tìm và đọc tên các dãy núi chính: Hymalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Antai…và các sơn nguyên chính: Trung Xibia, Tây tạng, Arap, Iran, Đê can…?
- Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy? Tìm trên bản đồ một số sông lớn ở Trung Bộ nước ta.
- Quan sát hình 19.3, 19.4 và 19.5, cho biết nội lực còn tạo ra hiện tượng gì? Nêu một số ảnh hưởng của chúng tới đời sống con người?
- Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?
- Dựa vào hình 1.1 em hãy cho biết: Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền của châu Á nằm trên những vĩ độ điạ lý nào?
- Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?