Giải bài 35 các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – Tiết 2

32 lượt xem

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kì phát triển mạnh mẽ của các nước tư bản tiên tiến, đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với đó là chính sách mở rộng xâm lược thuộc địa để có thêm thị trường và vơ vét nguyên liệu đưa về chính quốc. Sự tranh chấp thuộc địa đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng đến bài “các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa” lịch sử 10.

A. Kiến thức trọng tâm

II. Đức và Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

1. Nước Đức.

  • Tình hình kinh tế:
    • Sau thống nhất , kinh tế Đức phát triển với tốc độ cao, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới.
    • Nguyên nhân:
      • Thị trường thống nhất ,nhân công dồi dào.
      • Tài nguyên phong phú,(lấy được của Pháp 2 vùng đất giàu có và tiền bồi thường chiến tranh).
      • Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất.
    • Quá trình tập trung sản xuất ,dẫn đến hình thành các công ty độc quyền, hình thức là: Các ten và Xanh đi ca.
    • Tư bản công nghiệp, kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.
    • Trong nông nghiệp đã sử dụng máy móc.
  • Tình hình chính trị:
    • Chính sách đối nội:
      • Đức là nước liên bang, với thể chế quân chủ lập hiến, phục vụ lợi ích của tư sản và quí tộc tư sản hoá, quyền lợi của người lao động bị thu hẹp.
    • Chính sách đối ngoại:
      • Hiếu chiến, công khai đòi chia lại thị trường thế giới.
      • Tăng cường chạy đua vũ tranh, dẫn đến mâu thuẩn gay gắt với các nước tư bản khác.

=> Như vậy; đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Đức là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

2. Nước Mỹ.

  • Tình hình kinh tế:
    • Cuối thế kỷ XIX ,kinh tế Mỹ phát triển nhanh vươn lên đứng đầu thế giới.
    • Nguyên nhân:
      • Tài nguyên phong phú ,nhân công dồi dào.
      • Ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vào sản xuất.
      • Thị trường rộng lớn.
    • Nông nghiệp: Mỹ có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, là nơi cung cấp lương thực và thực phẩm cho các nước châu Âu.
    • Các công ty độc quyền diễn ra nhanh chóng, dưới hình thức các Tơ rớt chi phối đời sống kinh tế, chính trị ở Mỹ.
  • Tình hình chính trị:
    • Chính sách đối nội:
      • Mỹ là nước dân chủ tư sản, hai Đảng (Dân chủ và Cộng hoà) thay nhau cầm quyền.
      • Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, ngược lại quyền lợi của người lao động.
    • Chính sách đối ngoại:
      • Cuối thế kỷ XIX lãnh thổ mở rộng đến bờ Thái Bình Dương.
      • Mỹ với tay ra bên ngoài: khu vược Mỹ la tinh; năm 1898 gây chiến với Tây Ban Nha chiếm Ha-oai,Cu Ba, Philípphin..
      • Mỹ đòi mở cửa thị trường Trung Quốc.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 179 – sgk lịch sử 10

Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 180 – sgk lịch sử 10

Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức thời kì này?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 181 – sgk lịch sử 10

Vì sao kinh tế Mĩ cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 182 – sgk lịch sử 10

Trình bày những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX – Đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 182 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết những nét lớn về tình hình kinh tế, chính trị của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (P2)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội