Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 35: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các công ti độc quyền ở Anh xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là

  • A. Trong công nghiệp
  • B. Trong nông nghiệp
  • C. Trong thương mại
  • D. Lĩnh vực ngân hàng

Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, sản lượng công nghiệp tăng gấp hai lần diễn ra ở nước nào?

  • A. Nước Anh.
  • B. Nước Pháp.
  • C. Nước Đức.
  • D. Nước Nhật.

Câu 3: Hai tỉnh An-dát và Lo-ren mà Đức lấy lại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất từ nước nào trước đó?

  • A. Nước Anh.
  • B. Nước Pháp.
  • C. Nước Mĩ
  • D. Nước Tây Ban Nha

Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào:

  • A. sản xuất công nghiệp.
  • B. sản xuất nông nghiệp.
  • C. buôn bán với nước ngoài.
  • D. sản xuất công nghiệp nặng.

Câu 5: So với Anh, việc xuất khẩu tư bản của Pháp có điểm khác là

  • A. Chú trọng xuất khẩu sang các thuộc địa
  • B. Chỉ chú trọng cho vay với lãi xuất nặng
  • C. Chỉ chú trọng cho Nga vay
  • D. Bị Đức, Mĩ cạnh tranh gay gắt

Câu 6: Một trong các nguyên nhân làm cho công nghiệp nước Pháp bắt đầu chậm lại vào cuối thập niên 70 trở đi là:

  • A. Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Áo.
  • B. phải bồi thường chiến tranh với Áo.
  • C. nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
  • D. giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến sản xuất công nghiệp.

Câu 7: Quá trình tập trung tư bản bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào?

  • A. Khai thác than.
  • B. Ngân hàng.
  • C. Luyện kim.
  • D. Giao thông vận tải.

Câu 8: Ở Anh có hai Đảng thay nhau cầm quyền, đó là:

  • A. Đảng Tự do và Đảng Cộng hoà.
  • B. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.
  • C. Đảng Dân chủ và Đảng Bảo thủ.
  • D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Câu 9: Đến đầu thế kỉ XX điểm nổi bật nhất của nền công nghiệp Đức là

  • A. Đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
  • B. Tổng sản lượng đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ)
  • C. Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp
  • D. Trở thành nước công nghiệp

Câu 10: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là gì?

  • A. Là sự hình thành các tơrớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.
  • B.Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
  • C. Là đế quốc cho vay nặng lãi.
  • D. Là chủ nghĩa để quốc quân Phiệt và hiếu chiến.

Câu 11: Điểm khác nhau giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A. Tốc độ phát triển kinh tế của các nước đế quốc
  • B. Mức độ chi phối đời sống kinh tế – xã hội của các tổ chức độc quyền
  • C. Sự chênh lệch về diện tích thuộc địa
  • D. Sự chênh lệch về đối tác xuất khẩu tư bản

Câu 12: Sau Cách mạng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ mấy?

  • A. Nền Cộng hoà thứ nhất.
  • B. Nền Cộng hoà thứ hai.
  • C. Nền Cộng hoà thứ ba.
  • D. Nền Cộng hoà thứ tư.

Câu 13: Đặc điểm của chủ nghĩa để quốc Đức là gì?

  • A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
  • B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
  • C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến.
  • D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 14: Cuối thập niên 70 thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trong số các nước tư bản

  • A. Thứ nhất
  • B. Thứ hai
  • C. Thứ ba
  • D. Thứ tư

Câu 15: Nguyên nhân chung và có tính chất quyết định làm cho nền kinh tế của Đức, Mĩ phát triển nhanh chóng là gì?

  • A. Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên.
  • B. Có nguồn nhân lực dồi dào.
  • C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật của những nước đi trước.
  • D. Nhờ tiền bồi thường chiến tranh.

Câu 16: Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính. Đó là đặc trưng của:

  • A. nước Anh.
  • B. nước Pháp.
  • C. nước Đức.
  • D. nước Mĩ

Câu 17: Anh vẫn đứng đầu thế giới trên một số lĩnh vực, ngoại trừ

  • A. Sản lượng nông nghiệp
  • B. Thương mại
  • C. Tài chính, xuất khẩu tư bản
  • D. Thuộc địa

Câu 18: Lao vào đầu tư cho cướp đoạt thuộc địa hơn là đầu tư cho việc cải tạo công nghiệp chính quốc. Đó là nước s "

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Đức
  • D. Mĩ

Câu 19: “Vua” độc quyền nổi tiếng ở Mĩ từ cuối thế kỉ XIX là

  • A. “vua dầu mỏ” Rốcphelơ
  • B. “vua thép” Moócgan
  • C. “vua ô tô” Pho
  • D. Rốcphelơ và Moócgan

Câu 20: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nguy cơ nào do các nước đế quốc gây ra chi phối trực tiếp đến lịch sử của nhiều nước châu Á, châu Phi trong đó có Việt Nam?

  • A. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế
  • B. Sự hình thành các tổ chức độc quyền
  • C. Tăng cường xâm lược thuộc địa
  • D. Chuẩn bị chiến tranh để chia lại thị trường thế giới
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 35 các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa – Tiết 2


  • 109 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021