Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dưới thời vua nào, nước Lan Xang chia thành 7 tỉnh?
- A. Pha Ngừm.
- B. Xu-li-nha Vông-xa.
- C. Khún Bo-lom.
- D. Khia Khâm Phòng.
Câu 2: Quá trình cải biến chữ viết của cư dân cổ đại phương Đông diễn ra lần lượt
- A. chữ tượng hình→chữ tượng thanh→chữ tượng ý.
- B. chữ tượng hình→chữ tượng ý→chữ tượng thanh.
- C. chữ tượng ý→chữ tượng hình→chữ tượng thanh.
- D. chữ tượng thanh→chữ tượng ý→chữ tượng hình.
Câu 3: Bằng những tác phẩm của mình, giai cấp tư sản đã nghiêm khắc lên án
- A. Chế độ phong kiến.
- B. Giáo hội Kitô.
- C. Vua quan phong kiến.
- D. Văn hóa đồi trụy.
Câu 4: Kĩ thuật chế tác công cụ nào được sử dụng trong thời đá mới?
- A. Ghè đẽo thô sơ.
- B. Ghè sắc cạnh.
- C. Ghè sắc, mài nhẵn, khoan lỗ, tra cán..
- D. Mài nhẵn hai mặt.
Câu 5: Sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc trên thế giới là biểu hiện sự khác nhau về:
- A. Trình độ văn minh
- B. Đẳng cấp xã hội
- C. Trình độ kinh tế
- D. Đặc điểm sinh học
Câu 6: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?
- A. Giai cấp địa chủ xuất hiện.
- B. Nông dân bị phân hóa.
- C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.
- D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện.
Câu 7: Gia đình phụ hệ xuất hiện khi nào ?
- A. Cung tên xuất hiện
- B. Đồ sắt xuất hiện
- C. Cách mạng đá mới
- D. Phát minh ra lửa
Câu 8: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy?
- A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
- B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
- C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất
- D. Do quan hệ huyết tộc.
Câu 9: Đâu là điểm tiến bộ trong chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường so với các triều đại trước ?
- A.Tuyển chọn quan lại từ con em quý tộc.
- B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử.
- C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải qua thi cử.
- D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng.
Câu 10: Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
- A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm.
- B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.
- C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á.
- D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo.
Câu 11: Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là gì?
- A. Thuế.
- B. Lao dịch.
- C. Địa tô.
- D. Giá trị thặng dư.
Câu 12: Vương triều Gúp-ta có công lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ :
- A.Tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn.
- B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ.
- C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- D. Thống nhất các vùng, miền của Ấn Độ về tôn giáo.
Câu 13: Bộ lạc là
- A. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.
- B. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.
- C. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.
- D. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.
Câu 14: Điểm giống nhau giữa vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn là gì ?
- A. Đều là vương triều ngoại tộc.
- B. Đều cai trị Ấn Độ theo hướng “Ấn Độ hóa”.
- C. Đều có những ông vua nổi tiếng nhất trong lịch sử Ấn Độ.
- D. Đều thuộc giai đoạn phát triển nhất của Ấn Độ thời phong kiến.
Câu 15: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?
- A. Đầu TK X đến đầu TK XVIII
- B. Giữa TK X đến đầu TK XVIII
- C. Nửa sau TK X đến đầu TK XVIII
- D. Cuối TK X đến đầu TK XVIII
Câu 16: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
- A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
- B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
- C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.
- D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.
Câu 17: Phong trào Văn hóa Phục hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại chế độ phong kiến mà còn là
- A. “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”.
- B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- C. cuộc cách mạng văn hóa.
- D. cuộc cách mạng tư tưởng.
Câu 18: So với Người tối cổ, Người tinh khôn đã
- A. loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
- B. tiến hóa thành người nhưng vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
- C. biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
- D. biết chế tạo công cụ lao động.
Câu 19: Phát kiến địa lí đã đem lại cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở đâu?
- A. Ấn Độ.
- B. Châu Mĩ.
- C. Châu Phi.
- D. Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ.
Câu 20: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?
- A. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- B. Vương triều Hác-sa
- C. Vương triều Ấn Độ Mô-Gôn
- D. Vương triều Gúp-ta
Câu 21: Thành thị trung đại Tây Âu ra đời biểu hiện sự tiến bộ trước hết trong lĩnh vực nào?
- A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp.
- C. Thương nghiệp.
- D. Thủ công nghiệp.
Câu 22: Thời cổ đại, các quốc gia Đông Nam Á là khu vực :
- A. Bị chia cắt bởi các dãy núi, rừng và biển.
- B. Bị chia cắt bởi nhiều đảo và biển.
- C. Có những đồng bằng rộng lớn.
- D. Có những thảo nguyên mênh mông.
Câu 23: Yếu tố tạo nên cuộc cách mạng trong sản xuất thời nguyên thủy là
- A. chế tạo cung tên.
- B. công cụ bằng kim khí.
- C. làm đồ gốm.
- D. trồng trọt, chăn nuôi.
Câu 24: Tính chất của chế độ phong kiến ở Tây Âu thời trung đại là
- A. phong kiến tập quyền.
- B. phong kiến phân quyền.
- C. quân chủ lập hiến.
- D. dân chủ chủ nô.
Câu 25: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ đại phương Đông là
- A. Vua chuyên chế
- B. Tầng lớp tăng lữ
- C. Pha-ra-ông
- D. Thiên tử
Câu 26: Trong các vương quốc của người Giéc man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?
- A. Đông Gốt.
- B. Tây Gốt.
- C. Văng - đan.
- D. Phơ – răng.
Câu 27: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân của sự hưởng thụ công bằng trong xã hội nguyên thủy?
- A. Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
- B. Do công cụ lao động quá thô sơ.
- C. Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
- D. Do quan hệ huyết tộc.
Câu 28: Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp thuế nào sau đây?
- A. Thuế ngoại đạo
- C. Thuế đinh
- B. Thuế đất
- D. Thuế thủy lợi
Câu 29: Đâu không phải là nguyên nhân khiến Campuchia suy yếu ?
- A. Sự xâm chiếm của người Thái.
- B. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp.
- C. Sự mâu thuẫn giành địa vị trong hoàng tộc.
- D. Sự hiếu chiến khiến đất nước hao người, tốn của.
Câu 30: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?
- A. quý tộc và nông dân công xã.
- B. quý tộc và nô lệ.
- C. địa chủ với nông dân lĩnh canh.
- D. địa chủ với nông dân tự canh.
Câu 31: Đâu là hình thức bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến ?
- A. Bóc lột thông qua địa tô
- B. Bóc lột thông qua tô lao dịch
- C. Bóc lột thông qua tô hiện vật
- D. Bóc lột thông qua tô tiền
Câu 32: Xã hội có giai cấp thời kì đầu tiên là
- A. thời kì nguyên thủy.
- B. thời kì đá mới.
- C. thời cổ đại.
- D. thời kì kim khí.
Câu 33: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là :
- A.Trang trại
- B. Lãnh địa
- C. Thành thị
- D. Lãnh chúa
Câu 34: Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong giai đoạn thị tộc phụ hệ?
- A. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi.
- B. Xã hội phân hóa giàu nghèo.
- C. Công cụ lao động kim khí.
- D. Xã hội phân chia giai cấp.
Câu 35: Năm 1353, vương quốc nào được thành lập ở vùng trung lưu sông Mê công?
- A. Campuchia
- B. Đại Việt
- C. Lan Xang
- D. Xiêm
Câu 36: Nhận xét nào sau đây không đúng về vai trò của thành thị Tây Âu thời trung đại ?
- A. Mang không khí tự do, dân chủ, giải phóng nông nô.
- B. Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa.
- C. Mang không khí tự do, dân chủ, mở mang tri thức cho mọi người.
- D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.
Câu 37: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
- A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.
- B. Biết taọ ra lửa.
- C. Biết chế tạo nhạc cụ.
- D. Biết chế tạo trang sức.
Câu 38: Sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào?
- A. Được hưởng thành quả to lớn do phát kiến mang lại.
- B. Được no ấm do của cải xã hội ngày càng nhiều.
- C. Bị thất nghiệp và bán sức lao động cho tư sản.
- D. Bị biến thành những người nô lệ.
Câu 39: Yếu tố nào sau đây không xuất hiện trong giai đoạn thị tộc phụ hệ?
- A. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi.
- B. Xã hội phân hóa giàu nghèo.
- C. Công cụ lao động kim khí.
- D. Xã hội phân chia giai cấp.
Câu 40: Đặc trưng cơ bản nhất chi phối đến sự thống nhất của vương quốc Lào là gì?
- A. Nội chiến giữa các mường cổ.
- B. Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.
- C. Sự thống nhất các Mường cổ.
- D. Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 27: Qúa trình dựng nước và giữ nước (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây- Hi Lạp và Rô ma (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 học kì I (P5)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 5: Trung Quốc thời phong kiến (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 21: Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI – XVIII (P1)
- Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) - P1 Trắc nghiệm Lịch sử 10 bài 25
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 11: Tây Âu thời hậu kì trung đại (P2)