Giải Bài 45 sinh 11: Sinh sản hữu tính ở động vật
Giống như thực vật, động vật có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính có ở hầu hết động vật không xương và động vật có xương sống. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 45.
A. Lý thuyết
I. Sinh sản hữu tính là gì?
- Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và sự hợp nhất của giao tử đơn bội đực và giao tử đơn bội cái để tạo thành hợp tự lưỡng bội
- Hợp tử phát triển thành cá thể mới
II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật
- Gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:
- Hình thành tinh trùng và trứng
- Thụ tinh
- Phát triển phôi, hình thành cơ thể mới
- Hình thành giao tử:
- Nguồn gốc: buồng trứng và tinh hoàn
- Quá trình sinh sản hữu tính:
TB sinh tinh ---->Tinh trùng
TB sinh trứng---->Trứng
Cơ thể mới <------- Hợp tử (2n)
- Một số loài động vật lưỡng tính (giun đất) có hiện tượng thụ tinh chéo.
III. Các hình thức thụ tinh
Hình thức T.tinh Chỉ tiêu so Sánh |
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
Khái niệm |
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái. |
Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con cái. |
Môi trường |
Nước |
Cạn |
Ưu điểm: |
Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc. Không tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong. |
Hiệu suất thụ tinh cao Hợp tử được bảo vệ tốt ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. |
Nhược điểm |
Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp. Hợp tử không được bảo vệ nên tỷ lệ phát triển và đẻ con thấp. |
Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh. Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít. |
IV. Đẻ trứng và đẻ con
Hình thức sinh sản |
Đẻ trứng |
Đẻ con |
Ưu điểm |
Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống Trứng thường có vỏ bọc bên ngoài chống lại các tác nhân bất lợi. |
Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai. Tỉ lệ chết của phôi thai thấp |
Nhược điểm |
Môi trường bất lợi làm phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị tác động của môi trường. |
Mang thai gây khó khăn trong hoạt sống của động vật Tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ |
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 178 sgk Sinh học 11
Cho biết sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
Câu 2: Trang 178 sgk Sinh học 11
Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh ngoài. Tại sao thụ tinh ngoài phải thực hiện trong môi trường nước?
Câu 3: Trang 178 sgk Sinh học 11
Cho ví dụ về vài loài động vật có thụ tinh trong.
Câu 4: Trang 178 sgk Sinh học 11
So sánh sinh sản hữu tính ở động vật và thực vật.
=> Trắc nghiệm sinh học 11 bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
Xem thêm bài viết khác
- Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì?
- Nêu hai biện pháp sản xuất nông nghiệp có ứng dụng các hoocmôn thực vật
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng
- Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào đất, loại phân bón, giống và loại cây trồng?
- Nêu các dạng ni tơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
- Giải bài 12 sinh 11: Hô hấp ở thực vật
- Điều cần tránh trong việc ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo là gì, vì sao?
- Thế nào là bón phân hợp lí và tác dụng của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
- Cơ quan nào của hoa có ứng động sinh trưởng?
- Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không, vì sao?
- Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?
- Giải Bài 29 sinh 11: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh