Giải bài 9 sinh 9: Nguyên nhân
Nguyên phân là hình thức phân bào phổ biến với các sinh vật. Nó giúp cơ thể lớn lên.
I. Lý thuyết
1. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào
- Chu kì tế bào gồm kì trung gian và nguyên phân (sự phân bào nguyên nhiễm).
- Nguyên phân gồm 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào:
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn hoàn toàn, tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit.
- Kì đầu: Bắt đầu co xoắn
- Kì giữa: NST cho xoắn cực đại
- Kì sau: NST bắt đầu duỗi xoắn
- Kì cuối NST duỗi xoắn.
2. Những diễn biến cơ bản của NSt trong quá trình nguyên phân
- Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
- Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
=> Kết quả: Một tế bào trải qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ (2n NST).
3. Ý nghĩa của nguyên phân
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và lớn lên của cơ thể, đồng thời duy trì ổn định NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào vào cơ thể.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Nêu những biến đổi hình thái của NST được biểu hiện qua sự đóng và duỗi xoắn điển hình ở các kì nào? Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì?
Câu 2: Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào?
a, kì đầu
b, kì giữa
c, kì sau
d, kì trung gian
Câu 3: Nêu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân.
Câu 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?
a. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
b. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
c. Sự phân li đồng đều các cromatit về 2 tế bào con.
d. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.
Câu 5: Trang 30 - sgk Sinh học 9
Ở ruồi giấm 2n= 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số NST đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
a. 4
b. 8
c. 16
d. 32
Xem thêm bài viết khác
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào?
- Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.
- Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
- Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?
- Giải bài 54 sinh 9: Ô nhiễm môi trường
- Sự hình thành thể đa bội do nguyên phán và giảm phân không bình thường như thế nào?
- Giải bài 15 sinh 9: ADN
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
- Giải bài 58 sinh 9: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điểu kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
- Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
- Màu sắc hoa mõm chó do 1 gen quy định. Theo dõi sự di truyền màu sắc hoa mõm chó, người ta thu được những kết quả sau: