Soạn văn bài: Ca dao hài hước
Ca dao hài hước bằng nghệ thuật trào lộng, hóm hỉnh thể hiện niềm tin, lạc quan vào cuộc sống của nhân dân lao động hoặc phê phán, chế giễu những con người lười lao động, tham ăn... KhoaHoc xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Ca dao hài hước bằng nghệ thuật trào lộng, hóm hỉnh thể hiện niềm tin, lạc quan vào cuộc sống của nhân dân lao động
- Có hai loại ca dao hài hước:
- Ca dao tự trào (tự cười mình): là những bài ca dao vang lên tiếng cười chính mình, tự cười bản thân, tiếng cười lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh sống vui vẻ, làm động lực tinh thần đối mặt với những lo toan vất vả của cuộc sống.
- Ca dao châm biếm: dùng những lời nói châm biếm mỉa mai phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, có ý nghĩa điển hình.
- Cưới nàng anh toan dẫn voi
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẫn trâu sợ họ máu hàn
Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân
Miễn là có thú bốn chân
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng
- Chàng dẫn thế em lấy làm sang
Nỡ nào em lại phá ngang như là...
Người ta thách lợn thách gà
Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:
Củ to thì để mời làng
Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi
Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!
Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà
Bao nhiêu củ rím, củ hà
Để cho con lợn, con gà nó ăn...
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
Chồng người đi ngược về xuôi,
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo: "tơ hồng trời cho"
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo: "ngáy cho vui nhà"
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo: "về nhà đỡ cơm"
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo: "hoa thơm rắc đầu"
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: (Trang 91 - SGK Ngữ văn 10) Bài 1 đây là lời đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong ca dao. Nó đem đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Hãy đọc kĩ bài ca dao và cho biết:
- Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? Từ đó, anh chị hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo.
- Bài ca dao có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ yếu tố nghệ thuật nào?
Câu 2: (Trang 91 - SGK Ngữ văn 10) Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao có gì khác với tiếng cười ở bài 1? Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao? Trong cái chung đó, mỗi bài lại có nét riêng thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích làm rõ vẻ đẹo riêng của mỗi bài ca dao.
Câu 3: (Trang 91 - SGK Ngữ văn 10) Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước.
Luyện tập
Câu 1: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 10) Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái.
Câu 2: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 10) Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong "Ca dao hài hước"
Câu 4: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Ca dao hài hước"
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Ca dao hài hước". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 10 tập 1.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh
- Nội dung chính bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam
- Anh chị cảm nhận như thế nào về sức mạnh của quân dân nhà Trần qua câu thơ “Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu"?
- Soạn văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113
- Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn văn
- Soạn văn bài: Lập kế hoạch cá nhân
- Nội dung chính bài Tổng quan văn học Việt Nam
- Soạn văn bài: Cảm xúc mùa thu
- Nội dung chính bài Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu)
- Đọc đoạn đối thoại (giữa một em nhỏ A Cổ với một ông già) và trả lời câu hỏi
- Nội dung chính bài Ra-ma buộc tội
- Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?