Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tỏ lòng (Thuật hoài)
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
- Dựng nên hình ảnh của người lính nhà Trần hiên ngang, kì vĩ, lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ. Tác giả đã đặt con người trong thế đối lập, tương quan với thiên nhiên, vũ trụ để con người hiện lên với khí khái, tráng trí của người nam nhi trong xã hội đương thời.
- Hình ảnh quân đội nhà Trần với sức mạnh lớn lao, mạnh mẽ có thể nuốt trôi sao ngưu. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội nhà Trần mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, thời đại. Cả bài thơ toát lên hào khí Đông Á - hào khí ngút trời của các vua thời Trần.
- Bài thơ cũng là nỗi lòng của tác giả với những trăn trở, suy tư về công danh, sự nghiệp, về chí làm trai của người đan ông trong xã hội trước. Đồng thời, nó cũng thế hiện khát vọng, hoài bão lớn lao và nhân cách cao đẹp của một con người.
2. Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ Đường luật với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn
- Ngôn ngữ hàm súc, đạt đến độ súc tích cao
=> Tất cả đã khắc họa thành công vẻ đẹp của những con người có sức mạnh, lí tưởng nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại
Xem thêm bài viết khác
- Tóm tắt các giá trị của văn học dân gian
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm kể về một chuyến đi đã đem lại cho anh/chị
- Căn cứ vào hai truyện cười đã học, lập bảng và ghi nội dung trả lời theo mẫu
- Soạn văn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
- Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"
- Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và viết câu văn có dùng phép ẩn dụ
- Hãy viết một thông báo ngắn cho các bạn học sinh toàn trường biết về hoạt động làm sạch môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới
- “Nợ” công danh mà tác giả nói tới trong bài thơ có thể hiểu theo nghĩa nào
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đọc Tiểu Thanh Kí
- Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật?
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn
- Ý nghĩa của “nỗi thẹn” trong câu thơ cuối “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”