Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ
Câu 2: (Trang 92 - SGK Ngữ văn 10) Tìm các bài ca dao hài hước phê phán thói lười nhác, lê la ăn quà, nghiện ngập rượu chè, tệ nạn tảo hôn, đa thê, phê pháp thầy bói thầy cúng, thầy phù thủy trong xã hội cũ.
Bài làm:
- Có tiếng cười tự trào :
Chồng còng mà lấy vợ còng,
Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa.
Chồng hen mà lấy vợ hen,
Đêm nằm cò cử như kèn kéo đôi.
- Có nội dung phê phán người đàn ông yếu đuối, lười nhác, thiếu chí khí:
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay uống chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ban ngày thì muốn trời mưa
Ban đêm thì muốn cho thừa trống canh.
Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần.
Làm trai cho đáng nên trai,
Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
Làm trai cho đáng nên trai
Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.
Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
Chị em ơi, cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên
- Phê phán thói rượu chè, cờ bạc:
Rượu chè cờ bạc lu bù
Hết tiền, đã có mẹ cu bán hàng.
- Phê phán nạn tảo hôn:
Bồng bồng cõng chồng đi chơi,
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước, múc chồng tôi lên.
- Phê phán thầy bói:
Bói cho một quẻ trong nhà
Con heo bốn cẳng, con gà hai chân.
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này, những chả cùng nem
Ông thầy nói dối đã quen
Nào tôi ăn chả, ăn nem bao giờ.”
- Phê phán thầy địa lí:
Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.
Xem thêm bài viết khác
- Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy
- Soạn văn bài: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiến thắng Mtao Mxây
- Nội dung chính bài Tấm Cám
- Có hai cách đánh giá như sau: a) Trọng Thủy chỉ là một kẻ gián điệp, ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối
- Soạn văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113
- Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ
- Soạn văn bài: Tóm tắt văn bản tự sự sgk trang 120-122
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao hài hước
- Soạn văn bài: Viết bài làm văn số 3: Văn tự sự