Trắc nghiệm địa lí 7 bài 19: Môi trường hoang mạc
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 bài 19: Môi trường hoang mạc. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:
- A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.
- B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.
- C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.
- D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.
Câu 2: Ý nào sau đây không đúng về vị trí các hoang mạc trên thể giới:
- A. Tập trung dọc theo hai đường chí tuyến
- B. Nơi có các dòng biển lạnh cháy qua
- C. Nằm sâu trong nội địa
- D. Nơi có các dòng biển nóng chảy qua
Câu 3: Phần lớn các hoang mạc nằm:
- A. Châu Phi và châu Á.
- B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.
- C. Châu Phi.
- D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.
Câu 4: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ:
- A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
- B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.
- C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.
- D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.
Câu 5: Diện tích của các hoang mạc ngày nay diễn biến ra sao?
- A. Thu hẹp dần
- B. Ngày càng mở rộng
- C. Giữ nguyên diện tích
- D.Đóng băng.
Câu 6: Hoang mạc khô hạn nhất thế giới là:
- A. Ôxtraylia
- B. A-ta-ca-ma
- C. Gô-Bi
- D. Xahara
Câu 7: Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:
- A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.
- B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.
- C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.
- D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.
Câu 8: Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà:
- A. Có diện tích lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.
- B. Có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.
- C. Có nhiệt độ lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.
- D. Đới ôn hòa có nhiều hoang mạc hơn đới nóng.
Câu 9: Trong các hoang mạc thường:
- A. Lượng mưa rất lớn.
- B. Lượng bốc hơi rất thấp.
- C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.
- D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.
Câu 10: Diện tích các hoang mạc có xu hướng:
- A. Ngày một giảm.
- B. Không có gì thay đổi.
- C. Ngày một tăng nhưng không ổn định.
- D. Ngày một tăng.
Câu 11: Thực vật sống ở hoang mạc có đặc điểm thích nghi :
- A. Lá biến thành gai
- B. Thân mộng nước
- C. Rễ dài
- D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Loài động vật nào sau đây phát triển mạnh ở hoang mạc?
- A. Ngựa
- B. Bò
- C. Trâu
- D. Lạc đà.
Câu 13: Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc:
- A. Lớn nhất thế giới.
- B. Nhỏ nhất thế giới.
- C. Lớn nhất ở châu Phi.
- D. Nhỏ nhất ở châu Phi.
Câu 14: Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có:
- A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
- B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
- C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
- D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 7 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 48: Thiên nhiên châu Đại Dương
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 59: Khu vực Đông Âu
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 20 : Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
- Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 25: Thế giới rộng lớn và đa dạng
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi
- Trắc nghiệm địa lí 7 Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)