Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 học kì I (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hộ gia đình và trang trại là hai hình thức:
- A. Sản xuất tiên tiến giông nhau về quy mô
- B. Khác nhau về quy mô nhưng trình độ sản xuất tiên tiến
- C. Sử dụng nhiều diện tích đất nông nghiệp
- D. Khác nhau về chất lượng sản phẩm
Câu 2: Cây trồng nổi tiếng ở vùng khí hậu Địa Trung Hải
- A. Cây lúa nước
- B. Nho
- C. Đại mạch
- D. Cây lúa mì
Câu 3: Theo em, biện pháp nào được coi là cần thiết nhất để tạo ra một khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao của đới ôn hoà:
- A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật để khắc phục những khó khăn của thời tiết và khí hậu.
- B. Tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng vật nuôi cho năng suất cao.
- C. Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa, quy mô lớn.
- D. Lai tạo giống cây trồng năng suất cao và sản xuất qui mô lớn.
Câu 4: Các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa là:
- A. Hộ gia đình.
- B. Vùng chuyên canh.
- C. Hợp tác xã.
- D. Đồn điền.
Câu 5: Các nước ở đới ôn hòa nổi tiếp về xuất khẩu:
- A. Lúa gạo, lúa mì.
- B. Lúa mì, ngô.
- C. Cà phê, cao su.
- D. Lúa mì, cà phê.
Câu 6: Vùng hoang mạc ôn đới chủ yếu chăn nuôi:
- A. Trâu.
- B. Gà.
- C. Cừu.
- D. Bò sữa.
Câu 7: Vùng ôn đới lạnh chủ yếu trồng:
- A. Lúa gạo.
- B. Lúa mì.
- C. Lúa mạch đen.
- D. Cà phê.
Câu 8: Đạt được nhiều thành tựu là do nền nông nghiệp đới ôn hòa đã:
- A. Lai tạo giống tốt
- B. Áp dụng khoa học – kỹ thuật
- C. Tổ chức sản xuất theo kiểu CN
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Mối lo ngại lớn nhất của nền công nghiệp đới ôn hòa hiện nay là:
- A. Thiếu nhân công
- B. Thiếu nhiên liệu
- C. Ô nhiễm môi trường
- D. Thiếu thị trường
Câu 10: Nền công nghiệp các nước đới ôn hòa xuất hiện cách đây bao nhiêu năm?
- A. 200 năm
- B. 250 năm
- C. 300 năm
- D. 400 năm
Câu 11: Đặc điểm công nghiệp của các nước đới ôn hòa không phải là:
- A. Phần lớn các nước có nền công nghiệp hiện đai.
- B. Cơ cấu công nghiệp đa dạng, gồm công nghiệp khai thác và chế biến.
- C. Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi.
- D. Cung cấp một nửa tổng sản phẩm công nghiệp của thế giới.
Câu 12: Các nước công nghiệp hàng đầu ở đới ôn hòa không phải là:
- A. Hoa Kỳ, Nhật Bản.
- B. Đức, Liên Bang Nga.
- C. Anh, Pháp.
- D. Ấn Độ, Trung Quốc.
Câu 13: Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển ở:
- A. Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga.
- B. Phần Lan, Ca-na-đa.
- C. Tây Âu, ven Địa Trung Hải.
- D. Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ.
Câu 14: Thuộc nhóm ngành công nghiệp hiện đại ở các nước ôn hòa là công nghiệp:
- A. luyện kim.
- B. cơ khí.
- C. điện tử.
- D. hóa chất.
Câu 15: So với đới nóng và đới lạnh, nền CN của đới ôn hòa:
- A. Phát triển hơn
- B. Kém phát triển hơn
- C. Phát triển ngang nhau
- D. Chưa phát triển.
Câu 16: Nền công nghiệp ở đới ôn hòa chiếm bao nhiêu phần tổng sản phẩm CN thế giới?
- A. 1/2
- B. 1/3
- C. 1/4
- D. 3/4.
Câu 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đang ở mức:
- A. Bình thường.
- B. Báo động.
- C. Nghiêm trọng.
- D. Rất nghiêm trọng
Câu 18: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?
- A. Khí thải công nghiệp
- B. Khí thải sinh hoạt
- C. Sử dụng năng lương nguyên tử
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây không phải nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?
- A. Tai nạn tàu chở dầu
- B. Nước thải công nghiệp
- C. Nước thải sinh hoạt
- D. Đốt rác thải không theo quy hoạch
Câu 20: Ô nhiễm môi trường nước gây những hâu quả gì?
- A. Gây “ Thủy triều đen”
- B. Gây “ Thủy triều đỏ”
- C. Gây bệnh đường tiêu hóa, da liễu
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 21: Các nguyên nhân nào làm ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà:
- A. Do khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy.
- B. Xả rác bữa bãi nơi công cộng.
- C. Khói bụi từ các vùng khác bay tới.
- D. Chặt phá rừng quá mức, tài nguyên đất bị bạc màu
Câu 22: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khoẻ con người?
- A. Mưa axít.
- B. Hiệu ứng nhà kính.
- C. Tầng ô zôn bị thủng.
- D. Thủy triều đỏ
Câu 23: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?
- A. Hoa Kì.
- B. Pháp.
- C. Anh.
- D. Đức.
Câu 24: Ô nhiểm không khí sẽ gây hại gì cho con người và môi trường?
- A. Gây mưa a xít
- B. Bệnh đường hô hấp
- C. Hiệu ứng nhà kính
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 25: Động vật tồn tại ở đới lạnh có những đặc điểm thích nghi.
- A. Lông dày
- B. Mỡ dày
- C. Lông không thấm nước
- D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Tộc người nào thường sống trong các ngôi nhà băng?
- A. Người La- Pông
- B. Người I-Núc
- C. Cả hai dân tộc
- D. Không có ai.
Câu 27: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là:
- A. núi lửa.
- B. bão cát.
- C. bão tuyết.
- D. động đất.
Câu 28: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh?
- A. Lông dày.
- B. Mỡ dày.
- C. Lông không thấm nước.
- D. Da thô cứng.
Câu 29: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh?
- A. Trâu
- B. Tuần lộc.
- C. Hải cẩu.
- D. Chim cánh cụt.
Câu 30: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là:
- A. rừng rậm nhiệt đới.
- B. xa van, cây bụi.
- C. Rêu, địa y.
- D. rừng lá kim.
Câu 31: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp?
- A. Do con người dùng tàu phá bang.
- B. Do Trái Đất đang nóng lên.
- C. Do nước biển dâng cao.
- D. Do ô nhiễm môi trường nước.
Câu 32: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh?
- A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng.
- B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C
- C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm).
- D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C.
Câu 33: Ngoài sự thay đổi theo độ cao, thực vật vùng núi còn có sự thay đổi khác:
- A. Hướng vĩ độ
- B. Hướng kinh độ
- C. Hướng gần hoặc xa biển
- D. Hướng sườn đón gió hoặc khuất gió
Câu 34: Vùng núi là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc :
- A. Đa số
- B. Ít người
- C. Ưa lạnh
- D. Ưa nóng.
Câu 35: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao:
- A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
- B. Càng lên cao không khí càng loãng.
- C. Càng lên cao áp suất càng tăng.
- D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít.
Câu 36: Ở đới nóng lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?
- A. 3000m.
- B. 4000m.
- C. 5500m.
- D. 6500m.
Câu 37: Ở đới ôn hòa lên đến độ cao nào của núi sẽ có băng tuyết?
- A. 3000m.
- B. 4000m.
- C. 55000m.
- D. 6500m.
Câu 38: Đới ôn hoà không có vành đai thực vật:
- A. Đồng cỏ núi cao.
- B. Rừng rậm.
- C. Rừng hỗn giao.
- D. Rừng lá kim.
Câu 39: Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:
- A. Độ cao.
- B. Mùa.
- C. Chất đất.
- D. Vùng.
Câu 40: Các vùng núi thường là:
- A. Nơi cư trú của những người theo Hồi Giáo.
- B. Nơi cư trú của phần đông dân số.
- C. Nơi cư trú của các dân tộc ít người.
- D. Nơi cư trú của người di cư.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 13: Môi trường đới ôn hòa
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 55: Kinh tế châu Âu
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 58: Khu vực Nam Âu
- Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P5)
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- Trắc nghiệm địa lí 7 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 3: Quần cư. Đô thị hóa