Trắc nghiệm hóa học 8 bài 3: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập Trắc nghiệm hóa học 8 bài 3: Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất. Tách chất từ hỗn hợp. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Người ta dùng phương pháp nào để thu lấy kết tủa khi cho dung dịch
- A. Cô cạn
- B. Chưng cất
- C. Lọc
- D. Chiết
Câu 2: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
- A. Bột đá vôi và muối ăn
- B. Bột than và bột sắt
- C. Đường và muối
- D. Giấm và rượu
Câu 3: Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?
- A. Muối ăn và cát
- B. Muối ăn và đường
- C. Cát và mạt sắt
- D. Đường và bột mì
Câu 4: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
- A. Lọc
- B. Chưng cất
- C. Bay hơi
- D. Để yên cho muối lắng xuống rồi gạn nước
Câu 5: Phễu chiết dùng để:
- A. Tách chất rắn ra khỏi dung dịch
- B. Tách hỗn hợp hai chất khí
- C. Tách hai chất lỏng không tan vào nhau
- D. Tách hỗn hợp hai chất rắn
Câu 6: Phương pháp nào sau đây là thích hợp nhất để tách được muối ăn từ nước biển?
- A. Lọc
- B. Bay hơi
- C. Chưng cất phân đoạn
- D. Chiết
Câu 7: Trộn 100 ml nước (D= 1 g/ml) với 100 ml ancol etylic (D= 0,798 g/ml) thu được hỗn hợp có thể tích là 196 ml. Khối lượng riêng của hỗn hợp là:
- A. 0,891 g/ml
- B. 0,911 g/ml
- C. 0,917 g/ml
- D. 0,974 g/ml
Câu 8: Có một số phương pháp tách phổ biến như bay hơi, chưng cất, chiết, lọc. Phương pháp nào thích hợp để tách bụi từ không khí?
- A. Bay hơi
- B. Chưng cất
- C. Lọc
- D. Chiết
Câu 9: Hỗn hợp gồm một phần mạt sắt và một phần bột lưu huỳnh có màu vàng xám. Nếu trộn 3 phần mạt sắt với 1 phần bột lưu huỳnh thì hỗn hợp có màu gì?
- A. Màu vàng xám
- B. Màu xám vàng
- C. Màu vàng
- D. Màu xám
Câu 10: Trong dầu hỏa người ta thấy có lẫn cát và nước. Thực hiện lần lượt phương pháp nào sau đây để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa?
- A. Dùng phương pháp lắng hoặc lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp chiết để tách dầu ra khỏi nước
- B. Dùng phương pháp bay hơi để tách dầu và nước ra khỏi cát
- C. Dùng phương pháp lọc để tách cát, sau đó dùng phương pháp bay hơi để tách dầu ra khỏi nước
- D. Chỉ dùng phương pháp lọc
Câu 11: Benzen là chất lỏng không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Để tách benzen ra khỏi nước người ta dùn phương pháp nào sau đây?
- A. Chiết
- B. Chưng cất
- C. Lọc
- D. Cô cạn
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Hoá học 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm hoá 8 chương 6: Dung dịch (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 44: Bài luyện tập 8
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 5: Nguyên tố hóa học
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 2: Chất
- Trắc nghiệm hoá 8 chương 2: Phản ứng hoá học (P1)
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 41: Độ tan của một chất trong nước
- Trắc nghiệm hoá 8 chương 2: Phản ứng hoá học (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 29 : Bài luyện tập 5
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 20 : Tỉ khối của chất khí
- Trắc nghiệm Hoá học 8 học kì II (P3)
- Trắc nghiệm hóa học 8 bài 34: Bài luyện tập 6