Bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII – Văn Hóa
Ở bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về tình hình kinh tế của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Ở bài hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục đến với bài : "Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI - XVIII" để tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa. Chúng ta cùng bắt đầu với bài học ngay sau đây.
A. Kiến thức trọng tâm
II. Văn hóa
1. Tôn giáo
- Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập và thi cử.
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
- Năm 1533 xuất hiện đạo Thiên chúa, nhưng bị chúa Trịnh- Nguyễn ngăn cấm.
- Nhân dân vẫn giữ văn hóa truyền thống qua các lễ hội.
2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.
- Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
- Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.
3. Văn học và nghệ thuật dân gian.
a. Văn học:
- Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).
- Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
- Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…
b. Nghệ thuật dân gian:
- Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
- Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….
=> Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 113 – sgk lịch sử 7
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Câu ca dao sau nói lên điều gì ? Em hãy kể thêm vài câu ca dao có nội dung tương tự
Câu 2: Trang 114 – sgk lịch sử 7
Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
Câu 3: Trang 114 – sgk lịch sử 7
Vì sao chữ cái La - tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?
Câu 4: Trang 114 – sgk lịch sử 7
Thơ Nôm xuất hiện ngày càng nhiều đã có ý nghĩa như thế nào đối với tiếng nói và văn hóa dân tộc.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 116 - sgk lịch sử 7
Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?
Câu 2: Trang 116 – sgk lịch sử 7
Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.
Câu 3: Trang 116 – sgk lịch sử 7
Vì sao nghệ thuật dân gian thời kì này phát triển cao?
=> Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII – Văn Hóa
Xem thêm bài viết khác
- Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV ?
- Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
- Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên?
- Em hãy cho biết vài nét về tình hình văn học thời Trần? Tại sao văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc?
- Tại sao diện tích canh tác được tăng thêm mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong ?
- Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau ?
- Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến châu Âu
- Em hãy lập bảng tóm tắt về tình hình kinh tế, văn hóa nước ta ở các thế kỉ XVII – XVIII. Có những điểm gì mới ?
- Hãy trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những loại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào các thế kỉ XVII – XVIII.
- Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?
- Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào?