Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII – Đầu thế kỉ XX

28 lượt xem

Ấn Độ là nước sớm bị thực dân Anh xâm lược và đô hộ. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra, song thất bại. Để nắm bắt rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng đến với bài học dưới đây của KhoaHoc.

Nội dung bài viết gồm có 2 phần:

  • Kiến thức trọng tâm
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. Kiến thức trọng tâm

I. SỰ XÂM LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THỐNG TRỊ CUẢ ANH:

1. Sự xâm lược của thực dân Anh

  • Thế kỉ XVIII, Anh độc chiếm và đặt ách thống trị lên Ấn Độ.

2. Chính sách thống trị của thực dân Anh:

a. Chính trị:

  • Chính sách “Chia để trị”

b. Văn hóa giáo dục:

  • Chính sách “Ngu dân”

c. Kinh tế:

  • Đẩy mạnh khai thác bóc lột

=> Chính sách thâm độc tàn bạo => Hậu quả : gây ra nạn đói khủng khiếp, đời sống nhân dân lâm vào cảnh bần cùng, ngăn chặn sự phát triển của đất nước

=> Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh càng sâu sắc

=> Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ.

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ:

1. Nguyên nhân:

  • Do sự xâm lược và chính sách thống trị của thực dân Anh.

2. Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

a. Khởi nghĩa Xi-pay(1857-1859)

  • 60.000 lính Xi-pay cùng nhân dân nổi dậy.
  • Cuộc khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc và một phần miền Trung
  • Nghĩa quân lập chính quyền ở 3 thành phố lớn.
  • Cuộc khởi nghĩa duy trì được 2 năm thì bị đàn áp.

* Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần bất khuất chống thực dân, giải phóng dân tộc.

b. Đảng Quốc đại

  • 1885 Đảng Quốc đại thành lập
  • Mục đích: Đấu tranh giành quyền tự trị, phát triển nền kinh tế dân tộc
  • 6-1908 thực dân Anh bắt giam Ti-lắc.

c. Khởi nghĩa Bom-bay (1908)

  • 7-1908 công nhân ở Bom-bay bãi công chính trị.
  • Công nhân khởi nghĩa, lập chiến lũy trên đường phố
  • Thực dân Anh đàn áp dã man, cuộc khởi nghĩa thất bại

3. Ý nghĩa của các phong trào đấu tranh dân tộc:

  • Cổ vũ lòng yêu nước
  • Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, đặt cơ sở cho thắng lợi sau này.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857-1859)

=> Xem hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 2: Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 1: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Lập niên biểu về phong trào chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội