Giải bài 2 hóa học 12: Lipit

4 lượt xem

Chất béo, dầu mỡ là nhưng cái tên rất quen thuộc trong đời sống đối với mỗi chúng ta. Như vậy chất béo có cấu tạo từ những nguyên tố nào, có ở những đâu và có vai trò như thế nào trong cuộc sống. KhoaHoc gửi tới các bạn Lipit thuộc chương trình sách giáo khoa 12.

A. Kiến thức trọng tâm

I - Khái niệm và phân loại

1. Khái niệm

  • Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực (như ete, dầu hỏa,…)

2. Phân loại : Lipit bao gồm chất béo(triglixerit), sáp, steroit, photpholipit,…

II - Chất béo

1. Khái niệm

  • Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài (thường từ 12C đến 24C) và không phân nhánh.

Thí dụ:

C17H35COOH ( M = 284) : axit stearic

C17H33COOH ( M = 282) : axit oleic (có một liên kết C = C trong phân tử)

C17H31COOH ( M = 280) : axit linoleic (có 2 liên kết C = C trong phân tử)

C15H31COOH ( M = 256) : axit panmitic

  • Chất béo là trieste của glixerol với axit béo gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

Thí dụ:

(C17H35COO)3C3H5 : tristearin (tristearoylglixerol)

(C17H33COO)3C3H5 : triolein (trioleoylglixerol)

(C15H31COO)3C3H5 : tripanmitin (tripanmitoylglixerol)

Công thức CT chung của chất béo :

Hoặc (COO)3C3H5

Chú ý: Cách tính số loại tri-este tạo thành từ glixeron với n axit béo là: số trieste = số chất béo =

2. Tính chất vật lí

  • Chất béo ở thể rắn (mỡ) hoặc lỏng (dầu) nhẹ hơn nước và không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ như ete, xăng, benzen,…\
  • Chất béo ở thể rắn (mỡ động vật) chủ yếu chứa gốc axit béo no.
  • Chất béo ở thể lỏng (dầu thực vật) chủ yếu chứa gốc axit béo không no.

3.Tính chất hóa học

  • Phản ứng thủy phân
    • Tổng quát:

    • Thí dụ:

  • Phản ứng xà phòng hóa
    • Tổng quát:

    • Thí dụ:

  • Phản ứng cộng hidro (phản ứng hidro hóa)

triolein (lỏng) tristearin (rắn)

  • Phản ứng oxi hóa

Nối đôi C = C ở gốc axit béo không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi của không khí tạo thành peoxit, chất này bị thủy phân thành các anđehit có mùi khó chịu.

=> Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu, mỡ để lâu bị ôi thiu.

4. Ứng dụng

  • Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Quá trình oxi hóa chậm của chất béo khi vào cơ thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  • Trong công nghiệp chất béo dùng để sản xuất xà phòng, điều chế glixerol, sản xuất mĩ phẩm, đồ hộp,…

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Kiến thức thú vị

Câu 1: Trang 11 sgk hóa học 12

Chất béo là gì ? Dầu ăn và mỡ động vật có đặc điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí ? Cho ví dụ minh họa.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 11 sgk hóa học 12

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 11 sgk hóa học 12

Trong thành phần của một số loại sơn có Trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linoleic C1729COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các Trieste có thể có của hai axit trên với glixerol.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 11 sgk hóa học 12

Chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong một gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: Trang 11 sgk hóa học 12

Tổng số miligam KOH dùng để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số xà phòng hóa của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tristearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 12 bài 2: Lipit (P2)


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội