Giải bài 25 hóa học 12: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
KIM LOẠI KIỀM
I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), và franxi (Fr).
- Cấu hình electron nguyên tử : ns1
II. Tính chất vật lí
- Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim, dẫn điện tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp.
- Các kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối.
III. Tính chất hóa học
Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ, vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. Tính khử tăng dần từ Li ® Cs.
M → M+ + 1e
Trong các hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hoá +1.
1. Tác dụng với phi kim
Tác dụng với oxi
- Khí cháy trong oxi: 2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)
- Nhiệt độ thường: 4Na + O2 → 2Na2O (natri oxit)
Tác dụng với clo : 2K + Cl2 → 2KCl
2. Tác dụng với axit
- Tất cả các kim loại kiềm đều nổ khi tiếp xúc với axit và phản ứng xảy ra rất mãnh liệt.
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
3. Tác dụng với nước
- Kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường, giải phóng khí hiđro.
2K + 2H2O → 2KOH + H2
=>Để bảo vệ kim loại kiềm người ta ngâm kim loại kiềm trong dầu hoả.
IV. Điều chế
Khử ion của kim loại kiềm trong hợp chất bằng cách điện phân nóng chảy hợp chất của chúng.
M+ + e → M
- Ví dụ : 2NaCl →(đk : đpnc) 2Na + Cl2
MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. Natri hiđroxit (xút ăn da)
- Chất rắn, không màu, dễ nóng chảy (tnc = 3220C), hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa), tan nhiều trong nước.
- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH → Na+ + OH-
- Tác dụng với axit, oxit axit và muối
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H+ + OH- → H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
II. Natri hiđrocacbonat
- Chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
- Phản ứng phân huỷ: 2NaHCO3 →(to) Na2CO3 + CO2 + H2O
- NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính
- Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
- Tác dụng với bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 111 SGK)
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là
A. ns1.
B. ns2.
C. ns2np1.
D. (n-1)dxnsy.
Câu 2. (Trang 111 SGK)
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
A .Ag+.
B. Cu+.
C. Na+.
D. K+.
Câu 3. (Trang 111 SGK)
Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 gam kali loại vào 362 gam nước là kết quả nào sau đây
A.15,47%.
B. 13,97%.
B.14%.
D. 14,04%.
Câu 4. (Trang 111 SGK)
Trong các muối sau, muối nào dễ bị nhiệt phân ?
A. LiCl.
B.NaNO3
C.KHCO3.
D. KBr.
Câu 5. (Trang 111 SGK)
Điện phân muối clorua của một kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm đó.
Câu 6. (Trang 111 SGK)
Cho 100 gam CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được một lượng khí CO2. Sục lượng khí CO2 thu được vào dung dịch chứa 60 gam NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 7. (Trang 111 SGK)
Nung 100 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và NaHCO3 cho đến khi khối lượng của hỗn hợp không đổi, được 69 gam chất rắn. Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 8. (Trang 111 SGK)
Cho 3,1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.
a) Xác định tên hai kim loại đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm và khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được.
=> Trắc nghiệm hóa học 12 bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm (P3)
Xem thêm bài viết khác
- Một số mắt xích của phân tử một loại để chế tạo "kính khó vỡ" dùng cho máy bay ô tô, thấu kính như sau:
- Giải câu 4 Bài 14: Vật liệu polime
- Giải câu 4 Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
- Giải câu 2 Bài 42: Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ
- Giải câu 6 Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
- Giải câu 1 Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
- Giải thí nghiệm 3 Bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
- Giải câu 5 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giải câu 3 bài 5: Glucozơ
- Giải bài 1 hóa học 12: Este
- Giải câu 3 bài 6 Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
- Cho các dung dịch: Glucozơ, glierol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên?