Giải bài 22 vật lí 10: Ngẫu lực
Bám sát cấu trúc SGK vật lí 10, bài học này KhoaHoc giới thiệu đến bạn đọc bài 22: Ngẫu lực. Hi vọng với cách trình bày rõ ràng dễ hiểu sẽ giúp các em học tốt hơn
Nội dung bài viết gồm hai phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
2. Tác dụng của ngẫu lực đối với vật rắn
a) Vật rắn có trục quay cố định
Khi một ngẫu lực tác dụng vào một vật rắn có trục quay cố định thì vật rắn sẽ quay quanh trục cố định.
TH1: Trục quay đi qua trọng tâm
Trục quay của vật rắn không chịu tác dụng của ngẫu lực.
TH2: Trục quay không đi qua trọng tâm
Trọng tâm của vật sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay
Có lực tác dụng vào trục quay làm trục quay biến dạng.
b) Vật rắn không có trục quay cố định
Nếu vật rắn chỉ chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật rắn quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
c) Momen ngẫu lực
Momen ngẫu lực đối với trục quay O vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực:
M = F.d
M: Momen ngẫu lực (N.m)
F: Độ lớn của mỗi lực (N)
d: Cánh tay đòn của ngẫu lực (m).
d) Kết luận
Tác dụng của ngẫu lực: Ngẫu lực tác dụng vào một vật chỉ làm cho vật chuyển động quay chứ không làm cho vật chuyển động tịnh tiến.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 118 sgk vật lí 10
Ngẫu lực là gì? Nêu một vài ví dụ về ngẫu lực.
Câu 2: Trang 118 sgk vật lí 10
Nêu tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn.
Câu 3: Trang 118 sgk vật lí 10
Viết công thức tính momen của ngẫu lực. Momen của ngẫu lực có đặc điểm gì?
Câu 4: Trang 118 sgk vật lí 10
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm.
Momen của ngẫu lực là:
A. 100 N.m
B. 2,0 N.m
C. 0,5 N.m
D. 1,0 N.m
Câu 5: Trang 118 sgk vật lí 10
Một ngẫu lực gồm hai lực
A. (
B. 2Fd
C. F.d
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay
Câu 6: Trang 118 sgk vật lí 10
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn
a) Tính momen của ngẫu lực
b) Thanh quay đi một góc
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 5 bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình sgk vật lí 10 trang 187
- Một ô tô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60 km/h
- Giải câu 7 bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học sgk vật lí 10 trang 180
- Phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực).
- Giải bài 25 vật lí 10: Động năng
- Giải câu 6 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng sgk vật lí 10 trang 202
- A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 km/h đang đi ngược chiều vào ga
- Giải câu 12 bài 38: Sự chuyển thể của các chất sgk vật lí 10 trang 210
- Giải bài 17 vật lí 10: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
- Giải câu 6 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo Định luật Húc
- Phân tích lực là gì? Nêu cách phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy theo hai phương cho trước
- Giải câu 8 bài 32: Nội năng và quá trình biến thiên nội năng sgk vật lí 10 trang 173