Giải Bài 29 sinh 11: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hứng phấn. Hứng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích. Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hứng phấn là điện tế bào. Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 29.
A. Lý thuyết
I. Điện thế hoạt động
1. Đồ thị điện thế hoạt động
- Khi tế bào thần kinh bị kích thích => điện thế nghỉ biến đổi biến đổi thành điện thế hoạt động
- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:
- Mất phân cực (khử cực)
- Đảo cực
- Tái phân cực
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
- Khi bị kích thích, màng tế bào trở nên tăng tính thấm với iôn Na+ (cổng Na+ mở) => Na+ từ ngoài màng vào trong tế bào => gây mất phân cực và đảo cực (bên trong tế bào trở nên tích điện dương)
- Tính thấm của màng tế bào với iôn Na+ chỉ duy trì trong 1 thời gian ngắn rồi giảm xuống => cổng K mở rộng hơn, còn cổng Na đóng lại => K+ từ trong tế bào ra ngoài dấn đến tái phân cực
II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
- Điện thế hoạt động khi xuất hiện => gọi là xung thần kinh hay xung điện
- Xung thần kinh khi xuất hiện ở nơi bị kích thíc sẽ lan truyền theo chiều dọc sơi thần kinh
1. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin
- Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên
- Do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực => liên tiếp hết vùng này sang vùng khác trên sợi thần kinh
- Tốc độ lan truyền xung thần kinh nhỏ
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao mielin
- Một số sơi thần kinh có bao miêlin bao quanh => bao bọc không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie. Màng miêlin có tính cách điện
- Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
- Tốc độ lan truyền của xung thần kinh trên sợi có miêlin nhanh hơn không có sợi miêlin
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 120 - sgk Sinh học 11
Điện thế hoạt động là gì? Điện thế hoạt động được hình thành như thế nào?
Câu 2: Trang 120 - sgk Sinh học 11
Chọn các ý đúng về điện thế hoạt động.
A - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
B - Trong giai đoạn mất phân cực, Na+ khuếch tằn từ ngoài vào trọng tế bào.
C - Trong giai đoạn tái phân cực, Na+ khuếch tán từ trong ra ngoài tế bào.
D - Trong giai đoạn tái phân cực, K+ khuếch tán từ ngoài vào trong tế bào.
Câu 3: Trang 120 - sgk Sinh học 11
So sánh cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao mielin và có bao mielin
=> Trắc nghiệm sinh học 11 bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
Xem thêm bài viết khác
- Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
- Giải sinh 11 bài 7 : Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
- Trong ống tiêu hóa cùa động vật nhai lại, thành xenlulozơ của tế bào thực vật:
- Phát triển của thực vật là gì?
- Giải Bài 23 sinh 11: Hướng động sgk trang 97
- Giải Bài 42 sinh 11: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Lên men diễn ra trong trường hợp nào? Cho ví dụ.
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống
- Giai đoạn quang hợp thật sự tạo nên C6H12 O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?:
- Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
- Bài 19 sinh 11: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo