Giải Bài 23 sinh 11: Hướng động sgk trang 97
Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích của môi trường. Khả năng của thực vật phản ứng đối với kích thích gọi là tính cảm ứng. Cảm ứng của thực vật cố những đặc điểm khác cảm ứng ở động vật và được chia thành 2 loài: hướng động và ứng động. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 23.
A. Lý thuyết
I. Khái niệm hướng động
- Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng.
- Hướng của phản ứng là hướng của tác nhân kích thích: ánh sáng, trọng lực, chất hóa học, nước, ...
- Có 2 loại hướng động chính:
- Hướng động dương: sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích
- Hướng động âm: sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích
II. Các kiểu hướng động
1. Hướng sáng
- Sinh trưởng của cây theo hướng ánh sáng:
- Thân, ngọn hướng sáng dương
- Rễ cây hướng sáng âm
2. Hướng trọng lực
- Sinh trưởng của cây theo hướng trọng lực:
- Đỉnh rễ hướng trọng lực dương
- Đỉnh thân hướng trọng lực âm
3. Hướng hóa
- Sinh trưởng của cây phản ứng với hợp chất hóa học:
- Rễ cây hướng hóa dương
4. Hướng nước
- Sinh trưởng của cây theo hướng nước và phân bón: rễ cây hướng nước dương
5. Hướng tiếp xúc
- Phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc
- Thường được gặp ở cây dây leo: nho, bầu, đậu,...
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 101 - sgk Sinh học 11
Cảm ứng của thực vật là gì?
Câu 2: Trang 101 - sgk Sinh học 11
Các tua quấn ở các cây mướp, bầu, bí, ... là kiểu hướng động gì?
Câu 3: Trang 101 - sgk Sinh học 11
Nêu vai trò của hướng trọng lực trong đời sống của cây.
Câu 4: Trang 101 - sgk Sinh học 11
Hãy kể những tác nhân gây ra hướng hóa ở thực vật.
Câu 5: Trang 101- sgk Sinh học 11
Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
a) Hướng sáng
b) Hướng tiếp xúc
c) Hướng trọng lực âm
d) Cả 3 loại hướng trên.
Xem thêm bài viết khác
- Cho một vài ví dụ (khác với ví dụ trong bài học) về tập tính bẩm sinh và tập tính học được
- Sinh trưởng thứ cấp là gì?
- Tại sao nạo hút thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
- Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.
- Động lực năng nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
- Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testôstêron ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?
- Bài 10 sinh 11: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (Trang 44 47 SGK)
- Bài 9 sinh 11: Quang hợp ở các nhóm thực vât C3, C4 và CAM (Trang 40 43 SGK)
- Giải Bài 29 sinh 11: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điện
- Lên men diễn ra trong trường hợp nào? Cho ví dụ.
- Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào để bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?