Soạn văn 7 VNEN bài 32: Hoạt động Ngữ văn
Soạn bài 32: Hoạt động Ngữ văn- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 109. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Quan sát hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu được nêu ở dưới:
1. Các hình ảnh trên gợi cho em nghĩ tới bài ca dao nào ?
2. Chép lại và đọc diễn cảm bài ca dao đó.
3. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài ca dao này ?
4. Đọc một câu tục ngữ (ca dao) nói về vẻ đẹp của những thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương mà em biết.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Khi sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, em sắp xếp theo những tiêu chí nào dưới đây ? Nêu một số câu ca dao theo tiêu chí em lựa chọn.
- Theo đề tài;
- Theo vùng miền;
- Theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt.
2. Em có đồng ý với cách giải thích câu tục ngữ sau không? Vì sao?
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn : Đi đây đó thì mở rộng tầm hiểu biết, tăng sự khôn ngoan, từng trải.
C. Hoạt động luyện tập
1. Đây là chùm ca dao do một bạn học sinh sưu tầm. Theo em, bạn đó đã sử dụng tiêu chí nào khi sưu tầm ?
Quê em có dải sông Hàn
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà.
Chẳng thanh cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Khinh.
Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
Bao giờ cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
Muốn ăn bông súng, mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn no đã thèm.
2. Câu tục ngữ nào phù hợp để nói về các trường hợp sau :
- Gặp khó khăn nguy thốn mới bộc lộ bản lĩnh, năng lực,tài đức, chí khí, lòng trung thực ; qua thử thách gian lao mới thấy rõ chân tướng và bản chất của người tốt, người xấu.
- Nên chuyên một nghề cho tốt còn hơn là biết nhiều nghề những không thành thạo, tinh thông một nghề nào.
- Ăn ở hiền lành, nhân đức tất sẽ gặp nhiều may mắn, tốt lành ; đối xử với mọi người độc ác, tráo trơ tất sẽ gặp những điều bất hạnh.
3. Trong những câu tục ngữ, ca dao sau, câu nào mang màu sắc địa phương ? Vì sao ?
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
- Chim có tổ, người có tông.
- Bánh cuốn Thanh Trì, bánh gì ( giấy ) Quán Cánh.
-
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
4. Nối câu ca dao ở cột trái với địa danh mà câu ca dao đó nói tới ở cột phải :
a) Anh đi anh nhớ non Côi Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình chung. | (1) Hà Nội |
b) Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây . | (2) Nam Định |
c) Công đâu, công uổng, công thừa, Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan. | (3) Bình Định |
d) Đồng Đăng có phố Kì Lừa Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh. | (4) Lạng Sơn |
5. Giải thích tên người, tên địa danh, phong tục được in đậm trong các câu tục ngữ, ca dao sau :
- Hai mươi mốt Lê Lai, hai mươi hai Lê Lợi, hai mươi ba mưa dỡ nhà.
- Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng
- Tục truyền mùng tám tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư một đời
D. Hoạt động vận dụng
1. Phân tích lô gích lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm :
a) Mỗi người thì có một nghề / Con phượng thì múa, con nghê thì chầu.
b) Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.
c) Một nghề thì kín, chín nghề thì hở.
d) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
2. Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.
3. Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.
4. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau : Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
5. Viết phần mở bài cho bài giới thiệu về giá trị của một số câu tục ngữ, ca dao và dân ca địa phương em cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học của trường.
6. Theo em cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc ?
Xem thêm bài viết khác
- Tìm hiểu ca dao, tục ngữ ở địa phương nơi em sinh sống.
- Soạn văn 7 VNEN bài 17: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
- Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.....
- Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
- Hai câu văn sau có điểm gì khác nhau ?
- Em hãy sắp xếp các mục sau đây theo đúng trình tự của một băn bản đề nghị.
- Đọc sơ đồ dưới đâu và tìm ví dụ thích hợp để điền vào chỗ trống:
- Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa văn chương đối với đời sống
- Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào cần phải viết văn bản báo cáo? Hãy nêu một tình huống khác mà theo em, cần phải viết văn bản báo cáo.
- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới: a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?...
- Giải thích tên người, tên địa danh, phong tục được in đậm trong các câu tục ngữ, ca dao sau :
- Nêu các bước thực hiện các đề sau: Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"...